Ngày nay, thế chấp quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến; thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Để đảm bảo tính pháp lý cũng như hạn chế rủi ro của các bên trong giao dịch; pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Vậy khi xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có phải thông báo với cơ quan nhà nước không? Đây là nội dung đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi nào phải thông báo với cơ quan nhà nước về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; quy định như sau:
Điều 19. Đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm mà người xử lý tài sản bảo đảm có yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm; thì gửi hồ sơ đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất; mà người xử lý tài sản bảo đảm có yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản thế chấp; thì gửi hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai. Người gửi có thể lựa chọn gửi theo các phương thức: gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến; Nộp trực tiếp; Qua đường bưu điện; Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Thủ tục thông báo xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; quy định về hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể, người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:
+ Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
+ Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu: Lý do xử lý tài sản bảo đảm; Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất; tại văn phòng đăng ký đất đai.
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký; và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ; thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký; và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan tiếp nhận phải trả kết quả ngay trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
- Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Lưu ý khi mua đất đang thế chấp cầm cố sổ đỏ
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận; hoặc theo quy định của luật.
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Tài sản bảo đảm phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
+ Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung; nhưng phải xác định được.
+ Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có; hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
+ Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.