Xin thôi quốc tịch Việt Nam là thủ tục mà công dân đang mang quốc tịch Việt Nam; có hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài; thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam là quốc tịch được nhà nước xác nhận là công dân Việt Nam; được Pháp luật Việt Nam bảo vệ và phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; ngược lại. Như vậy; việc xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Vậy thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 08/2010/TT-BTP
Căn cứ được thôi quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài; thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên; người xin thôi quốc tịch Việt Nam; nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây; sẽ KHÔNG được thôi quốc tịch Việt Nam:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
Hồ sơ thôi quốc tịch Việt Nam gồm có:
– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo mẫu số Mẫu TP/QT-2010- ĐXTQT; ban hành kèm theo Thông tư 08/2010/TT-BTP;
– Tờ khai lý lịch theo mẫu số TP/QT-2010-TKLL ban hành kèm theo Thông tư 08/2010/TT-BTP;
– Bản sao công chứng, chứng thực chứng nhận giấy chứng minh nhân dân; hoặc hộ chiếu; hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng; tính từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực .
– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp cấp còn giá trị sử dụng (phiếu lý lịch trong thời hạn 6 tháng). Đối với công dân Việt Nam đã không còn thường trú tại Việt Nam; không phải nộp Phiếu Lý lịch tư pháp.
– Giấy xác nhận hoặc giấy tờ có giá trị tương đương bảo đảm việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người xin thôi quốc tịch được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp khi người đó đã có quốc tịch nước ngoài. Các giấy tờ từ nước ngoài phải được hợp thức hóa theo quy định pháp luật.
– Xác nhận của cơ quan Thuế về việc không nợ thuế tại nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp. Đối với công dân Việt Nam đã không còn thường trú tại Việt Nam không phải nộp giấy này.
– Giấy xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức; hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã công tác; để chứng minh về việc đã có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên; để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Bước 1: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước phải chuẩn bị và nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc qua đường bưu điện tới Sở Tư pháp nơi cư trú. Người xin thôi quốc tich Việt Nam ở nước ngoài nộp tại Cơ quan đại diện Việt Nam (Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán của Việt Nam hoặc cơ quan ngoại giao) ở nước người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang tạm trú.
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ có nghĩa vụ xác nhận đã hồ sơ. Sau đó; Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét hồ sơ:
– Trường hợp không đủ hồ sơ hợp lệ; thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo tới người xin thôi quốc tịch Việt Nam; về việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
– Trong trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong thời hạn 5 ngày; thì cơ quan nhà nước trách nhiệm thông báo trên tờ báo; hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp về việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Đồng thời; Sở Tư pháp gửi thông báo để đăng tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Đối với người xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài; thì Cơ quan có thẩm quyền thông báo trên thông tin điện tử của Cơ quan ở nước người đó đang ở hiện tại.
Bước 3: Lưu giữ thông báo trên trang thông tin ít nhất 30 ngày; kể từ ngày đăng. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm; thì phải trả hồ sơ. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện; thì trong thời gian 5 ngày làm việc; kể từ ngày kết thúc thông báo; Sở tư pháp gửi văn bản đề nghị Công An cấp tỉnh đề nghị xác minh nhân thân của người đó. Sau 20 ngày; Công an có nghĩa vụ gửi thông báo tới Sở tư pháp. Sau khi xem xét về hồ sơ và giấy xác nhận về nhân thân của Công an; thì Sơ tư pháp trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cuối cùng; trong thời gian 5 ngày làm việc; thì Chủ tịch nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ và đề xuất ý kiến gửi Bộ tư pháp.
Đối với người thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, trong thời hạn 20 này, sau khi cơ quan Việt Nam ở nươc ngoài nhận hồ sơ, tiến hành thẩm tra, trình và đề xuất tới Bộ Ngoại Giao và Bộ tư pháp. Bộ tư pháp có trách nhiệm kiểm tra nếu đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Thời hạn giải quyết với thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
– 90 ngày làm việc, không tính thời gian chuyển hồ sơ và chờ người xin trở lại quốc tịch làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài.
– 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao Quyết định của Chủ tịch nước
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam muốn thôi quốc tịch Việt Nam
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Đối với công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước, thì nộp đơn tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú;
– Ở nước ngoài, thì nộp đơn tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam
Dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam của Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ; là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X cung cấp dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam nhanh chóng; uy tín; chính xác. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ với hàng nghìn trường hợp.
Để thuận tiện hơn cho công việc của quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến vấn đề quốc tịch và hồ sơ, thủ tục cho việc xin thôi quốc tịch của quý khách;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ; hợp pháp và có giá trị sử dụng;
- Nhận ủy quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về:
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam chi tiết nhất và mới nhất
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Quý khách khi có nhu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102
Xem thêm: Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh đã mất theo quy định ?
Câu hỏi thường gặp về thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam
Xin thôi quốc tịch Việt Nam là thủ tục mà công dân đang mang quốc tịch Việt Nam; có hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài; thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam là quốc tịch được nhà nước xác nhận là công dân Việt Nam; được Pháp luật Việt Nam bảo vệ và phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; ngược lại. Như vậy; việc xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền nhân thân của mỗi cá nhân.
– 90 ngày làm việc, không tính thời gian chuyển hồ sơ và chờ người xin trở lại quốc tịch làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài.
– 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao Quyết định của Chủ tịch nước
Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.