Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với nhà nước, trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin thuế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thực hiện thủ tục này ra sao. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp nào doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế
Trong những trường hợp nhất định; khi tiến hành việc thay đổi thông tin trong tờ kê khai đăng ký thuế, thì người đăng ký thuế hoặc doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi thông tin thuế. Cụ thể các trường hợp phải, thay đổi thông tin đăng ký thuế bao gồm :
- Tên chính thức của doanh nghiệp
- Thay đổi trụ sở doanh nghiệp
- Địa chỉ nhận thông báo thuế
- Quyết định thành lập
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đăng ký xuất nhập khẩu
- Ngành nghề kinh doanh chính
- Vốn điều lệ
- Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh
- Loại hình kinh tế
- Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh
- Năm tài chính
- Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp)
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật
- Các loại thuế phải nộp
- Thông tin về các đơn vị có liên quan
- Thông tin khác về họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,… và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
- Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp …
Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
Tùy theo những trường hợp khác nhau, mà hồ sơ tiến hành việc thay đổi thông tin đăng ký thuế là cũng khác nhau vụ thể bao gồm:
Trường hợp thay đổi thông tin thuế nhưng không thay đổi cơ quan quản lý thuế
Trong trường hợp thưc hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế mà không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế, thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Trường hợp thay đổi thông tin thuế dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế
Trong trường hợp thay đổi trụ sở doanh nghiệp, dẫn đến việc thay đổi cơ quan quản lý thuế; thì người tiến hành thực hiện hồ sơ cần chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm:
Tại cơ quan quản lý thuế cũ
- Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08 ( Nộp tại cơ quan quản lý thuế cũ)
- Giấy đăng ký kinh doanh
Tại cơ quan quản lý thuế mới
Người tiến hành đăng ký thuế nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ tiến hành việc nộp các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Quyết định thay đổi đăng ký của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị…
- Bản sao điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên
- Quyết định và bản sao biên bản họp đối với công ty TNHH, công ty cổ phần…
Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế được thực hiện thế nào ?
Sau khi tiến hành việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; người tiến hành thủ tục đăng ký thuế thực hiện việc thay đổi thông tin thuế theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ như quy định trên cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo cách thức như: nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua mạng, nộp bằng đường bưu điện.
- Trong trường hợp thực việc nộp, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua mạng thì người nộp hồ sơ, tiến hành truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế tiến hành ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Có thể bạn quan tâm
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp
Sau khi nhận được hồ sơ, công chức tiến hành việc xác nhận việc hồ sơ đã được nộp, và hẹn trả kết quả. Trong vòng 2 ngày làm việc, cơ quan đăng ký thuế tiến hành việc kiểm tra xem xét hồ sơ. Nếu thiếu hồ sơ cơ quan thuế sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung, hoặc sửa đổi
Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử
Sau khi nhận được thông tin thay đổi, bổ sung của người nộp thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC) về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận thông tin đăng ký thay đổi, bổ sung cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 3: Nhận kết quả thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin đăng ký thuế không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế: Trong thời hạn 02 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý: Không quá 10 ngày làm việc.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế được thực hiện thế nào ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận; khi thành lập hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước. Như vậy, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải đóng thuế; và để tiến hành nộp thuế thì phải có mã số thuế. Do đó, hộ kinh doanh cũng có mã số thuế riêng của mình.
Hiện nay, mã số thuế 10 số sẽ được cấp cho các doanh nghiệp. Còn mã số thuế 13 số sẽ được cấp cho các chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Trước khi tiến hành khôi phục mã số thuế; người nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu; hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi khôi phục mã số thuế (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế; hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp; hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp).