Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai là một quá trình phức tạp và cần được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm về các quy định và tiêu chuẩn của pháp luật trong việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu liên quan đến thay đổi tên trên sổ đất. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, người dân cần phải bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để chứng minh việc thay đổi tên là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, các đơn vị tiếp nhận yêu cầu thay đổi tên trên sổ đất cũng sẽ tiến hành kiểm tra và xác định tính hợp lệ của các thông tin mà người dân cung cấp. Việc thay đổi tên trên sổ đất là rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình thực hiện các giao dịch bất động sản. Vì vậy, để thực hiện thành công việc thay đổi tên trên sổ đất, người dân cần phải nắm rõ quy trình và thủ tục cũng như tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai mới năm 2023“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý
Sổ mục kê đất đai là gì ?
Theo nghiên cứu, trước ngày 18/12/1980, các địa phương trong cả nước đã có sổ mục kê để ghi thông tin thửa đất nhưng không thống nhất. Vì lẽ đó, ngày 05/11/1981, Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định 56/ĐKTK quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước và từ đó thống nhất sử dụng mẫu sổ mục kê.
Mặc dù sổ mục kê đất đai được sử dụng rất sớm nhưng chỉ khi Luật Đất đai trước đây được ban hành năm 2003 mới giải thích rõ sổ mục kê là gì, cụ thể tại khoản 15 Điều 4 Luật Đất đai ban hành năm 2003 nêu rõ:
“Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.”.
Tuy nhiên, đến Luật Đất đai 2013 thì không giữ quy định giải thích sổ mục kê là gì. Thay vào đó, tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định về sổ mục kê như sau:
“Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.”.
Như vậy có thể hiểu Sổ mục kê là kết quả của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm có số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu về việc quản lý đất đai.
Theo đó về mặt pháp lý thì sổ mục kê sẽ ghi nhận các thông tin về thửa đất, trong đó có tên của người sử dụng đất và người được giao quản lý đất. Đây được coi như là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét ai là người có quyền sử dụng đất và người đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ mục kê được lập ở dạng số nhằm mục đích lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với những nơi chưa có điều kiện khai thắc, sử dụng cơ sở dữ liệu về đất đai.
Việc lập sổ mục kê về đất đai sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính.
Sổ mục kê đất đai có giá trị pháp lý ra sao?
Pháp luật đất đai hiện hành hiện không có điều luật cụ thể quy định sổ mục kê có giá trị pháp lý như thế nào. Tuy nhiên, có thể tham khảo về giá trị của sổ mục kê trong trường hợp dưới đây:
Tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định:
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định:
Điều 18. Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:
- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
Như vậy, đối với sổ mục kê được lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 có giá trị là căn cứ để cấp GCN quyền sử dụng đất và xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất.
Hướng dẫn ghi sổ mục kê đất đai
Căn cứ vào phụ lục số 15 theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cách ghi thông tin sổ mục kê đất đai thực hiện trên sổ mục kê dạng số được thực hiện như sau:
- Cột Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
- Cột Thửa đất số: ghi số thứ tự của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất từ số 1 đến hết theo từng tờ bản đồ địa chính, từng mảnh trích đo địa chính.
- Cột Tên người sử dụng, quản lý đất:
- Ghi “Ông (hoặc Bà)”, sau đó ghi họ và tên người đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Ghi “Hộ ông (hoặc Hộ bà)”, sau đó ghi họ và tên chủ hộ đối với hộ gia đình;
- Ghi tên tổ chức theo giấy tờ về việc thành lập, công nhận hoặc đăng ký kinh doanh, đầu tư;
- Ghi tên thường gọi đối với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
Trường hợp có nhiều người sử dụng đất cùng sử dụng chung thửa đất (kể cả trường hợp hai vợ chồng, trừ đất có nhà chung cư) thì ghi lần lượt tên của từng người sử dụng chung vào các dòng dưới kế tiếp.
- Cột Đối tượng sử dụng, quản lý đất: ghi loại đối tượng sử dụng đất loại đối tượng quản lý đất bằng mã (ký hiệu) theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cột Diện tích (cột 5 và cột 7):
- Ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn đến một (01) chữ số thập phân;
- Trường hợp thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý.
Trường hợp đất ở và đất nông nghiệp (vườn, ao) trong cùng một thửa thì ghi diện tích vào dòng dưới kế tiếp theo từng loại đất và ghi loại đất tương ứng vào cột Loại đất.
Diện tích thửa đất được đo vẽ theo hiện trạng sử dụng thì ghi vào cột 5;
- Diện tích thửa đất ghi trên Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (là Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc giấy tờ pháp lý khác về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) được ghi vào cột 7.
- Cột Loại đất:
- Ghi loại đất theo hiện trạng sử dụng bằng mã quy định điểm 13, mục III của Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư quy định về bản đồ địa chính vào cột 6;
- Ghi loại đất theo Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bằng mã theo quy định tại Thông tư quy định về hồ sơ địa chính vào cột 8.
Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì ghi lần lượt từng mục đích, mỗi mục đích ghi một dòng;
- Trường hợp xác định được mục đích chính thì ghi thêm mã “-C” tiếp theo mã của mục đích chính;
- Mục đích phụ được ghi thêm mã “-P” tiếp theo mã của mục đích phụ.
Thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn được đánh thêm dấu sao “*” vào góc trên bên phải của mã loại đất tại cột 8.
- Cột Ghi chú: ghi chú thích trong các trường hợp sau:
- Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng thì ghi “Đồng sử dụng đất”;
- Trường hợp thửa đất sử dụng tài liệu đo đạc không phải là bản đồ địa chính thì ghi tên của loại bản đồ, sơ đồ sử dụng;
- Trường hợp thửa đất có biến động thì ghi chú nội dung biến động theo quy định tại Mục 2 của hướng dẫn này.
Cách chỉnh lý trong sổ mục kê đất đai
Các trường hợp thửa đất có biến động phải thực hiện việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai để cập nhật thông tin thửa đất. Việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai được thực hiện như sau:
- Thửa đất có thay đổi tên người sử dụng, quản lý; thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý;
- Thay đổi loại đất mà không tạo thành thửa đất mới (mang số thửa mới) thì xóa nội dung thay đổi và ghi lại nội dung mới (sau khi thay đổi) vào cột tương ứng theo quy định ghi nội dung sổ mục kê đất đai như trên. Tại cột ghi chú thì ghi chú thích nội dung có thay đổi.
- Việc chỉnh lý sổ mục kê được tiến hành theo nguyên tắc :
- Một là, nếu thửa đất có thay đổi thông tin về tên người sử dụng, quản lý hoặc có thay đổi loại đất.
- Hai là, nếu tách thửa đất thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ (thửa đất ban đầu trước khi tách). Đồng thời, tại cột Ghi chú của trang nội dung thì ghi “Tách thành các thửa số…”; Và các thửa mới tách được ghi tiếp theo vào các dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai (phần cuối của trang nội dung sổ mục kê) dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó.
- Ba là, nếu chỉnh lý thông tin trong trường hợp hợp thửa đất thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi các thửa đất cũ (thửa đất trước khi được hợp thửa), ghi “Hợp thửa:”. Đồng thời, tại cột Ghi chú (cột ghi chú của trang nội dung sổ mục kê) thì ghi “Hợp thành thửa đất số…”.
Mời bạn xem thêm
- Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản năm 2023
- Đóng bao nhiêu tháng thì được hưởng thai sản năm 2023?
- Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không năm 2023?
- Không có tên cha trong giấy khai sinh được không năm 2023?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn tại UBND. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về một số đặc điểm cần phải chú ý hay một số nguyên tắc cơ bản trong việc lập sổ mục kê như sau:
Sổ mục kê được lập trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nhằm liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất của xã đó;
Nội dung chính của sổ mục kê gồm:
…
Nội dung sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất).
…
Sổ mục kê được lập theo mẫu tại Phụ lục số 15 ban hành theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính theo quy định pháp luật;
Sổ mục kê được lập dưới dạng số, vị trí lưu giữ là trong cơ sở dữ liệu đất đai;
Sổ mục kê được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ (lưu trữ tại cơ quan Nhà nước theo quy định) và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định pháp luật.
Về mặt pháp lý thì sổ mục kê sẽ ghi nhận các thông tin về thửa đất, trong đó có tên của người sử dụng đất và người được giao quản lý đất. Đây được coi như là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét ai là người có quyền sử dụng đất và người đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo các quy định hiện nay, sổ mục kê còn còn được sử dụng, thay vào đó để chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân hoặc tổ chức nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).