Xin chào Luật sư X, tôi mới thành lập doanh nghiệp về sản xuất các mặt hàng thủ công chưa lâu, lần đầu nhận được đơn hàng lớn nên phải bắt công nhân tăng ca. Nay đã đến lúc phát lương thì tôi phải làm thủ tục thanh toán làm thêm giờ cho công nhân như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, “tăng ca” hay “làm thêm giờ” đã không còn là điều xa lạ với chúng ta nhất là nhân viên văn phòng và công nhân nhà máy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nắm rõ các quy định về làm thêm giờ hay thủ tục thanh toán làm thêm giờ hiện nay. Vì thế hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện làm thêm giờ hiện nay
Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao động năm 2019 được hướng dẫn tại Điều 59 Nghị định 145/2020 của Chính phủ, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Được sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm và công việc làm thêm;
- Số giờ làm thêm của người lao động không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;
Nếu áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần, tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không được quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Số giờ làm thêm của người lao động không được vượt quá 200 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, có thể làm thêm từ 200-300 giờ trong 1 năm:
1. Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, giày, da, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản
2. Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
3. Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nhưng thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
4. Giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn…
5. Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Từ các thông tin, có thể thấy, từ 01/01/2021, người lao động chỉ có thể làm thêm giờ tối không quá 40 giờ trong 01 tháng, đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Các trường hợp không bị giới hạn số giờ làm thêm
Căn cứ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân người lao động theo quy định.
Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường, hoặc vào ngày nghỉ hàng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được tính, trả lương làm thêm giờ theo quy định.
Thủ tục thanh toán làm thêm giờ
Quy định tiền lương làm thêm giờ
Điều 98 Bộ luật Lao động có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Với mức lương:
- Làm thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Bên cạnh đó, người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Thủ tục thanh toán làm thêm giờ bằng phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Góc bên trái phả ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc
Dòng tháng năm ghi rõ tháng và năm mà người lao động làm thêm giờ.
Cột A, B: ghhi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ
- Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng
- Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng
- Cột 3: Ghi tổng số hệ số người lao động được hưởng (cột 3 = cột 1 + cột 2)
- Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu x hệ số lương + phụ cấp chức vụ
- Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ) / 22 ngày
- Cột 6: Ghi mức lương giờ được tính bằng Cột 5/8 giờ
- Cột 7, 9, 11: Ghi số giờ làm thêm ngày thường, thứ 7 chủ nhật, ngày lễ, căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.
- Cột 8 = Cột 7 x Cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành
- Cột 10 = Cột 9 x Cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành
- Cột 12 = Cột 11 x Cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành
- Cột 14 = Cột 13 x Cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành
- Cột 15 ghi tổng cộng số tiền: Cột 15 = Cột 8 + Cột 10 + Cột 12 + Cột 14
- Cột 16, 17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm
(và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.)
- Cột 17 = Cột 16 x Cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành
- Cột 18: ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm (Cột 18 = Cột 15 – Cột 17)
- Cột C: Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt.
Mẫu bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ
Ép làm thêm giờ doanh nghiệp có bị phạt?
Khi người sử dụng lao động muốn huy động người lao động làm thêm giờ, thì sự đồng ý của người lao động là một trong những điều kiện bắt buộc. Trong trường hợp ép người lao động làm thêm giờ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ của Chính phủ:
Sẽ phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi:
Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ các trường hợp theo quy định.
Như vậy, nếu buộc người lao động làm thêm giờ mà nhưng không được sự đồng ý của người đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ là gì, xử lý ra sao?
- Cách mua đất không có giấy tờ nhanh, đơn giản
- Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo QĐ
- Trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Thủ tục thanh toán làm thêm giờ hiện nay“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: trích lục giấy khai sinh online, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cũng giống các đối tượng người lao động khác, công chức đều được hưởng tiền làm thêm giờ (nếu làm thêm), tiền làm đêm (nếu làm đêm) và công tác phí cùng chế độ khác (nếu đi công tác…)
Làm thêm giờ vào ban ngày
Tiền làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ thực tế làm thêm.
– Nếu được nghỉ bù, tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày là:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày (có nghỉ bù) = Tiền lương giờ x 50% hoặc 100% hoặc 200% x số giờ thực tế làm thêm.
Làm việc vào ban đêm
Thời gian làm việc: Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau (từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc), từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau (từ Đà Nẵng trở vào Nam).
Tiền lương làm việc vào ban đêm = [Tiền lương giờ thực trả cho ngày bình thường x (mức ít nhất 150% (200% hoặc 300%) + mức ít nhất 30%) + 20% x tiền lương giờ vào ban ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương] x số giờ làm thêm vào ban đêm.
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”.