Giáo dục là ngành được quan tâm hàng đầu trong đó giáo dục trẻ em được xem là vấn đề thiết yếu và quan trọng hơn cả. Do đó, môi trường đầu tiên giáo dục trẻ em – giáo dục mầm mon nhiều năm qua đã liên tục phát triển và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Giáo dục trẻ em là nền tảng để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và trí tuệ. Đây là một trong những lĩnh vực đầu tư hàng đầu và đòi hỏi phải đáp ứng một cách đầy đủ các điều kiện tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Đối với thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật của Việt Nam. Sau đây, Luật sư X xin đưa ra tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ pháp lý:
Điều kiện thành lập trường mầm non
Trường mầm non là cơ sở giáo dục đầu tiên xây dựng cho các em một nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này. Đây cũng là nơi các em bước những bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Với vai trò đào tạo những mầm non tương lai của đất nước, việc thành lập tường mầm non nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
“1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.”
Như vậy, để thành lập trường mầm non cần phải đáp ứng các điều kiện sau: có đề án thành lập phù hợp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đề án thành lập cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lượng xây dựng và phát triển.
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương hướng chiến lược… thì việc thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị kĩ lương về mặt hồ sơ, tài liệu nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xét duyệt. Theo đó, các hồ sơ, tài liệu bao gồm:
Hồ sơ và tài liệu yêu cầu để đăng ký cấp Giấy chúng nhận đầu tư
Câu hỏi của khách hàng: Xin chào Luật sư, tôi là nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư mở trường mầm non tại Việt Nam. Xin hỏi, thành lập trường mầm non có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cần có những hồ sơ, tài liệu nào? Xin chân thành cảm ơn!
Dựa trên yêu cầu của Quý Khách hàng cùng với các văn bản pháp luật liên quan được tra cứu, Luật sư X đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Danh sách các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Đề xuất dự án đầu tư.
- Thuyết minh về khả năng tài chính của Nhà đầu tư.
- Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư cho Nhà đầu tư nước ngoài.
- Quyết định của Nhà đầu tư (đối với tổ chức Nhà đầu tư).
- Giấy ủy quyền (nếu có) để ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Tài liệu cung cấp từ phía nhà đầu tư, gồm:
Tài liệu chung:
Bản sao công chứng Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao công chứng Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm (nếu đây là tổ chức có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao công chứng Giấy phép xây dựng; bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu địa điểm thuê là nhà).
Tài liệu đặc biệt cho Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:
- Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
- Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán của Nhà đầu tư trong 2 năm gần nhất hoặc Xác nhận số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh khả năng tài chính.
- Bản sao công chứng Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài.
Tài liệu đặc biệt cho Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:
- Bản sao công chứng Hộ chiếu của Nhà đầu tư.
- Bản dịch công chứng Xác nhận số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh khả năng tài chính.
Hồ sơ và tài liệu yêu cầu để đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Danh sách các tài liệu cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ Công ty.
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên).
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần).
- Quyết định của Nhà đầu tư (đối với tổ chức Nhà đầu tư).
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức Nhà đầu tư).
- Giấy ủy quyền (nếu có) để ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Tài liệu cung cấp từ phía Nhà đầu tư:
Tài liệu chung:
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bản sao công chứng Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của Công ty dự kiến thành lập.
Tài liệu đặc biệt cho Nhà đầu tư là tổ chức:
- Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài
- Bản sao công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài.
Tài liệu đặc biệt cho Nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài:
- Bản sao công chứng Hộ chiếu của thành viên/cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp là Nhà đầu tư nước ngoài
Hồ sơ và Tài liệu yêu cầu để xin cấp Quyết định cho phép thành lập
Danh sách các tài liệu cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục.
- Đề án thành lập cơ sở giáo dục.
- Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục.
Tài liệu cung cấp từ phía Nhà đầu tư:
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp cần xây dựng cơ sở vật chất (trong đó cần xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất hiện có.
- Bản sao công chứng Xác nhận tài khoản ngân hàng chứng minh Nhà đầu tư đã đóng đủ vốn để thành lập Trường mầm non
Thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài
Thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo đúng quy trình được quy định tại pháp luật Việt Nam. Theo đó, để thành lập và hoạt động một trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài cần tiến hành theo 04 bước, bao gồm: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư; xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; xin cấp Quyết định cho phép thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài; xin cấp Quyết định cho phép hoạt động trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư.
Nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đơn xin cần bao gồm đầy đủ các thông tin về dự án, gồm mục đích, phạm vi hoạt động, vốn đầu tư, kế hoạch thực hiện và các văn bản liên quan khác.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần bao gồm thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và thông tin liên quan khác. Quá trình này tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Bước 3: Xin cấp Quyết định cho phép thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nộp đơn xin cấp Quyết định cho phép thành lập trường mầm non tại cơ quan quản lý giáo dục. Đơn xin này cần cung cấp thông tin về loại hình trường mầm non, vốn đầu tư nước ngoài, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật giáo dục.
Bước 4: Xin cấp Quyết định cho phép hoạt động trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi có Quyết định cho phép thành lập trường mầm non, nộp đơn xin cấp Quyết định cho phép hoạt động trường mầm non tại cơ quan quản lý giáo dục. Đơn xin này cần cung cấp thông tin về quy định về quản lý, tổ chức, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật giáo dục.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục thành lập công ty dịch vụ thẩm mỹ uy tín năm 2023
- Thủ tục đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân năm 2023
- Thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo như thế nào?
Trên đây là tư vấn mà Luật sư X xin gửi đến quý khách hàng về vấn đề “Thủ tục thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài”. Với hệ thống công ty LuatsuX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về Luật Doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Các câu hỏi thường gặp:
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
– Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non
– Giáo viên trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có đủ các tiêu chuẩntheo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:
+ Nhà trường, nhà trẻ đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh trường học
+ Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng đảm bảo an toàn cho trẻ em.
+ Biển tên nhà trường, nhà trẻ tư thục được ghi bằng tiếng Việt gồm các nội dung sau: Tên của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh + Tên phòng giáo dục và đào tạo; Tên riêng của nhà trường hoặc nhà trẻ theo quyết định cho phép thành lập; con dấu và giấy tờ giao dịch; Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ.
+ Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau: Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp; Bàn, ghế, bảng cho giáo viên; Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu; Hệ thống đèn, quạt;
+ Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: Gường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt…
+ Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 – 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát.
+ Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 – 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m.
+ Nhà bếp: có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt; Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
+ Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
+ Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường mầm non được quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất khối phòng hành chính quản trị trường mầm non
a) Phòng Hiệu trưởng: Có phòng làm việc và đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành.
b) Phòng Phó Hiệu trưởng: Đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành.
c) Văn phòng trường: Bảo đảm có 01 phòng, có đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành.
d) Phòng dành cho nhân viên: Bảo đảm có 01 phòng; có tủ để đồ dùng cá nhân;
đ) Phòng bảo vệ: bảo đảm có 01 phòng; đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí quan sát thuận lợi;
e) Khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên: bố trí theo các khối phòng chức năng, phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt. Trường hợp khu vệ sinh riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường;
g) Khu để xe của giáo viên, cán bộ, nhân viên: Có mái che và đủ chỗ cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em của trường mầm non.
Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em:
Bảo đảm mỗi nhóm, lớp có một phòng, bao gồm các phân khu chức năng
Khu vệ sinh: Được xây dựng khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hiên chơi, đón trẻ em
Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật:
Liên hệ với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng hành lang giao thông. Đối với trường có quy mô đến 14 nhóm, lớp, bảo đảm tối thiểu có 01 phòng sử dụng chung cho giáo dục thể chất và nghệ thuật (phòng đa năng). Đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật và 01 phòng giáo dục thể chất. Điểm trường có quy mô từ 05 nhóm, lớp trở lên, bố trí tối thiểu 01 phòng đa năng.
Sân chơi riêng
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất khối phòng tổ chức ăn của trường mầm non (áp dụng cho các trường có tổ chức nấu ăn)
Nhà bếp: Độc lập với các khối phòng chức năng khác. gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.
Kho bếp: Phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm. Có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm. Có thiết bị bảo quản thực phẩm.