Trà Vinh có bờ biển dài trên 65 km, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu; rất thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy. Từ biển Đông đi qua kênh đào Trà Vinh đến cảng Cần Thơ là tuyến vận tải đường thủy chính của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long để thông thương với quốc tế. Đây là khu vực thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; phù hợp với các cá nhân mong muốn khởi nghiệp, hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Đặc điểm của hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Căn cứ quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Hộ kinh doanh có các đặc điểm như sau:
+ Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác.
+ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân; nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam.
+ Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính.
+ Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
+ Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
+ Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu ở trên; người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh; hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1, Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên, người thành lập hộ kinh doanh; hoặc người được ủy quyền sẽ nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận; Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ; hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh
Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh; người thành lập hộ kinh doanh cần xác định các vấn đề sau:
+ Đặt tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh = Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Xác định địa điểm đặt hộ kinh doanh
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
+ Dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để xác định mức thuế môn bài phải nộp.
Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước; để được áp thuế tương ứng với các mức như sau: Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
+ Xác định vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh sẽ do chủ hộ đăng ký; khi kê khai thông tin và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp.
+ Xác định số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên.
+ Xác định ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh; theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thì cần thỏa mãn quy định của pháp luật mới được tiến hành đăng ký.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
Khi hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác; cần chuẩn bị hồ sơ phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình sau không được thành lập hộ kinh doanh:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.