Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây địa điểm phù hợp cho sản xuất kinh doanh; thành lập hộ kinh doanh phục vụ hoạt động du lịch. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này; Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có nên thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang không?
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh phổ biến; được ưa chuộng và đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang có các lợi thế như sau:
- Mô hình hộ kinh doanh phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp; kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị đơn giản. Tạo nền móng cho kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
- Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo; có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp. Qúa trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản, tiết kiệm.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; để thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hộ kinh doanh lựa chọn ngành nghề kinh doanh không bị cấm; Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Người thành lập hộ kinh doanh; thành viên hộ kinh doanh phải là cá nhân đã trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên); là công dân Việt Nam; không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
+ Số lượng lao động của hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động; bao gồm cả chủ hộ và các hộ viên. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
+ Địa điểm đặt hộ kinh doanh: một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
+ Vốn điều lệ của hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin kê khai vốn.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1, Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
3, Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Kiên Giang hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
+ Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
+ Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
+ Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
+ Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.