Hậu Giang là nằm ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông; thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Do đó, Hậu Giang là nơi phù hợp để khởi nghiệp; thành lập hộ kinh doanh sản xuất nông lâm thủy hải sản. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Luật doanh nghiệp 2020 không quy định khái niệm hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh như sau:
Điều 79. Hộ kinh doanh
1, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, Hộ kinh doanh được coi là tổ chức kinh tế; thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang cần bao nhiêu vốn?
Hiện tại, luật doanh nghiệp không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người; và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.
Tuy nhiên, khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp. Việc chọn số vốn điều lệ nên tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh.
Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh; thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần; thì mới nên đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước; để được áp thuế tương ứng với các mức theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang
Bước 1: Xác định các vấn đề pháp lý trước khi thành lập hộ kinh doanh
Khi thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang; người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cần xác định cụ thể các vấn đề pháp lý sau:
- Người có như cầu thành lập hộ kinh doanh cần đặt tên cho hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh = Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Người có như cầu thành lập hộ kinh doanh phải xác định địa điểm kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường; nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động; thì sẽ phải thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
- Xác định ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh; theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thì cần thỏa mãn quy định của pháp luật mới được tiến hành đăng ký.
- Dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để xác định mức thuế môn bài phải nộp.
Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức:
+ Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
+ Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
+ Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
- Xác định vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định: người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục; mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký; hoặc không gửi báo cáo theo quy định; thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm; và yêu cầu chủ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình.
Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo; mà người được yêu cầu không đến hoặc giải trình không được chấp thuận; thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình của hộ kinh doanh.