Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng; nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Những năm qua, tỉnh đã tiến hành nhiều công trình, tiến hành đô thị hóa, phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là nơi tiềm năng để khởi nghiệp, phát triển theo mô hình hộ kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này; Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thành lập hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trừ những trường hợp sau thì không được thành lập hộ kinh doanh:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh (Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại).
Cần bao nhiêu vốn để thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre?
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn; hiện không quy định cụ thể số vốn điều lệ khi thành lập hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người; và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.
Tuy nhiên, khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp. Việc chọn số vốn điều lệ nên tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh.
Khác với doanh nghiệp; vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu; và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre
Để thành lập hộ kinh doanh, người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định các vấn đề cơ bản về hộ kinh doanh
Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh; người thành lập hộ kinh doanh cần xác định các vấn đề sau:
+ Đặt tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh = Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Xác định địa điểm đặt hộ kinh doanh
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
+ Xác định số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên.
+ Xác định ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh; theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần thỏa mãn quy định của pháp luật mới được tiến hành đăng ký.
+ Dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để xác định mức thuế môn bài phải nộp.
Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước; để được áp thuế tương ứng với các mức như sau: Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
+ Xác định vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1, Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên; người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ; hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Bến Tre hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 6 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.
Căn cứ khoản 3 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Sau khi bán hộ kinh doanh, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh, người mua, người được tặng cho, người thừa kế và chủ nợ của hộ kinh doanh có thỏa thuận khác.
Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hộ kinh doanh có các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.