Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi “quê mía xứ đường”. Quảng Ngãi là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để kinh doanh, phát triển du dịch. Tuy nhiên, để tiến hành kinh doanh tại đây chúng ta cần phải đăng ký kinh doanh. Bài viết lần này phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X gửi tới các bạn đang muốn kinh doanh tại Quảng Ngãi những nội dung liên quan đến thủ thục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Ngãi.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Ngãi
Ai có thể tham gia thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên gia đình là công dân Việt nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia thành lập hộ kinh doanh. Một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Cá nhân từ 18 tuổi trở lên.
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Không có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi.
Ngoài ra, người đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải là người không thuộc các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù.
+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cũng là điều mà chủ hộ phải lưu ý khi đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải có giấy phép kinh doanh Karaoke, phòng cháy chữa cháy …
Nhìn chung ngành nghề được phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh những ngành nghề đặc thù của hộ kinh doanh gần tương tự với doanh nghiệp, công ty nhưng bị hạn chế hơn một chút.
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
+ Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
+ Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức:
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục đăng ký; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Đặt tên hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Lưu ý khi đặt tên hộ kinh doanh:
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Ngãi
Bước 1: lập hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, cần thêm:
+ Giấy tờ pháp lý thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cấp huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ được nhận một giấy biên nhận xác nhận đã nộp hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả.
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Dịch vụ làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Ngãi của Luật sư X
+ Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập.
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Nghị định 01/2021/NĐ-CP; không còn quy định hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP; một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.