Hà Nội là thủ đô và có nền kinh tế sầm uất bậc nhất nước ta. Do đó, nhu cầu thành lập mô hình hộ kinh doanh để kinh doanh, buôn bán khá mạnh. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà nội năm 2021 như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Pháp luật không quy định cụ thể về định nghĩa hộ kinh doanh. Cơ bản thì có thể hiểu:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Nếu nhiều thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Thông thường, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Có nên thành lập hộ kinh doanh không?
Hộ kinh doanh là một trong những loại hình kinh doanh có những lợi thế rõ rệt như:
- Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
- Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
- Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Không phải ai cũng có quyền để thành lập hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Để có thể đăng ký loại hình này thì cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện, cụ thể”
- Là cá nhân đã trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên)
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh;
Số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cũng là điều mà chủ hộ phải lưu ý khi đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải có giấy phép kinh doanh Karaoke, phòng cháy chữa cháy …
Nhìn chung ngành nghề được phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh những ngành nghề đặc thù của hộ kinh doanh gần tương tự với doanh nghiệp, công ty nhưng bị hạn chế hơn một chút.
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức:
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục đăng ký; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Thẩm quyền thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập hộ kinh doanh là: Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện tại Hà Nội-nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết hồ sơ rất quan trọng, tránh nhầm lẫn và mất thời gian khi thành lập hộ kinh doanh.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu sẵn có).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Lưu ý:
- Cơ quan thụ lý giải quyết: Phòng kinh tế – UBND cấp Quận/ Huyện tại Hà Nội.
- Lệ phí hành chính: 100.000 đồng
Dịch vụ làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội của Luật sư X
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý: 1.500.000 đồng đối với nội thành và 2.000.000 đồng đối với ngoại thành.
Hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì hộ kinh doanh không có con dấu như các loại hình doanh nghiệp. Hộ kinh doanh có thể sử dụng thay thế bằng con dấu vuông, con dấu chữ ký và chức danh hoặc con dấu logo của hộ kinh doanh.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Khác với một số loại hình doanh nghiệp khác thì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Đối với hộ kinh doanh thì tư cách trong mọi giao dịch thường là tư cách cá nhân của chủ hộ.
Việc mở cửa hàng tạp hóa không thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định không phải đăng ký kinh doanh. Do đó, khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn phải đăng ký kinh doanh duới hình thức hộ kinh doanh.