Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có tính tự chủ và linh hoạt nên rất được ưa chuộng. Bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất; dẫn tới việc thuận lợi trong quản lí; điều hành và quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp tư nhân là gì? Pháp luật quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem: Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp tư nhân trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty này. Luật sư X sẽ khái quát cho bạn một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:
Thứ nhất
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu của DNTN là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai
Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có phương thức duy nhất là chủ doanh nghiệp đầu tư thêm. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lấy những tài sản khác của mình để đầu tư, hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp.
Thứ ba
Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được xem là pháp nhân khi có đủ các điều kiện:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức rõ ràng theo quy định của pháp luật.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tuy nhiên, theo quy định thì DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Như vậy có thể thấy vốn của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản của Chủ doanh nghiệp tư nhân.
Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh chính mình để tham gia hoạt động tố tụng với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của chủ DNTN.
Do đó, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ các điều kiện để được xem là một pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Thứ tư
Giới hạn trách nhiệm: trách nhiệm vô hạn.
Doanh nghiệp tư nhân cũng như người chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ DNTN đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình; kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, theo chế độ trách nhiệm vô hạn thì chủ DNTN phải dùng cả tài sản đầu tư kinh doanh lẫn tài sản khác thuộc sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ bên ngoài của thương nhân.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Để tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty bạn phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất hồ sơ, công ty bạn cần nộp hồ sơ với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Qua mạng thông tin điện tử.
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện thủ tục sau đăng ký kinh doanh
Thủ tục sau đăng ký kinh doanh của DNTN có thể bao gồm:
- Thủ tục thuế, Bảo hiểm xã hội, Đăng ký lao động.
- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Thông báo mẫu dấu.
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
- Định giá tài sản góp vốn. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản có đăng ký; quyền sử dụng đất, giao nhận tài sản không đăng ký quyền sở hữu.
- Thoả mãn và cam kết thực hiện những điều kiện của ngành nghề sau khi đăng ký Doanh nghiệp.
Có thể bạn thích: Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH một thành viên
Câu hỏi thường gặp
1. Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu; nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Đồng thời, chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản, gọn nhẹ.
3. Chế độ trách nhiệm vô hạn giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác; dễ dàng hợp tác kinh doanh.
1. DNTN không có tư cách pháp nhân. Do đó mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm pháp lý vô hạn. Chủ sở hữu được hưởng toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu thua lỗ thì họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
3.Khả năng huy động vốn thấp. DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Câu trả lời là có. Khi có nhu cầu, chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp tư nhân. Khi bán DNTN, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Hai bên phải lập hợp đồng mua bán.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác của DNTN phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu. Đồng thời, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102