Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Do đó, Vĩnh Phúc có khá nhiều lợi thế cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc mà đang băn khoăn, thắc mắc về hồ sơ, thủ tục thành lập; hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc
Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết
- Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: Có 4 loại hình cho khách hàng lựa chọn là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
- Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty đặt ở đâu.
- Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liêt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
- Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập
Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp onlien hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi bạn định đặt trụ sở. Và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh. Sau đó, đối chiếu hồ sơ với bản cứng và nhận kết quả.
Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử; và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.
Thủ tục sau khi được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp GIấy chứng nhận ĐKKD, bạn cần:
- Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
- Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài.
- Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng
- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
- Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử.
- Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp lại có sự khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân là đơn giản nhất chỉ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; bạn cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty TNHH.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty hợp danh.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc của Luật sư X
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%.
Chi tiết dịch vụ của chúng tôi gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập công ty: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì sau khi nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh khoảng 03 ngày sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó, mất thêm ít thời gian để hoàn thành các thủ tục như: mở tài khoản ngân hàng, đóng thuế, mua hóa đơn,…
Nếu hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập và hoạt động liên tục ít nhất 01 năm kể từ ngày được nhận Giấy chứng nhận hộ kinh doanh thì bạn có thể chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; việc chuyển đổi sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi thế cho hoạt động kinh doanh hơn.
Nếu bạn có nhu cầu chuyển đổi và hộ kinh doanh của bạn đã thành lập và hoạt động liên tục ít nhất 01 liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; thì bạn có thể làm hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân và nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh.
Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước; do đó, để đảm bảo công chức có thể hoàn thành tốt các công việc mà Nhà nước, người dân giao phó thì sẽ không được đồng thời thành lập doanh nghiệp. Và để đảm bảo không xảy ra tình trạng tham nhũng, trục lợi kinh tế…
Hy vong bài viết “Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc năm 2021” hữu ích đối với quý bạn đọc!