Mặc dù tình hình kinh tế tỉnh Cà Mau thuần nông với cơ cấu nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp – xây dựng chưa phát triển. Tuy nhiên, Cà Mau vẫn là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh; là nơi có nhiều cơ hội và thách thức để khởi nghiệp đầu tư thành lập doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau
Mặc dù, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điều kiện thành lập riêng nhất định; Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020; để thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:
Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
+ Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập doanh nghiệp là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề đăng ký doanh của doanh nghiệp phải là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện theo luật định; thì mới được phép kinh doanh.
Tên doanh nghiệp được đặt đúng quy định pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được đặt tên trùng; hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Doanh nghiệp phải có trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp.
Cụ thể, trụ sở chính phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020; có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực; chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp; tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;(trừ một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp).
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà mau
Do đặc điểm về cơ cấu, tổ chức của từng loại hình doanh là khác nhau; nên luật doanh nghiệp hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau có những sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cà Mau
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ
Người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau cần xác định được loại hình doanh nghiệp; Sau đó, tùy đặc điểm của từng loại hình cụ thể, cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Người thành lập doanh nghiệp, thành viên góp vốn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
+ Đặt tên doanh nghiệp đúng quy định pháp luật.
+ Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tại Việt Nam.
+ Xác định ngành, nghề kinh doanh được pháp luật cho phép.
+ Xác định vốn điều lệ doanh nghiệp.
+ Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Chuẩn bị bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.
Do đặc điểm về cơ cấu, tổ chức của từng loại hình doanh là khác nhau; nên hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau có những sự khác biệt nhất định. Do đó, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ phù hợp; gồm các loại giấy tờ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu ở trên, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp; tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020; quy định doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu; và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hạ sĩ quan trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam không được thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định quân nhân chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam không được thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hạ sĩ quan công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam không được làm người quản lý doanh nghiệp; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.