Đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên khi muốn tham gia kinh doanh. Theo quy định hiện hành người kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh, thành lập hợp tác xã hay thành lập doanh nghiệp, đây là ba loại hình kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết lần này phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X gửi tới các bạn đang muốn kinh doanh tại Bình Định những nội dung liên quan đến thủ thục thành lập doanh nghiệp tại Bình Định
Căn cứ pháp luật
Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Tại sao nên thành lập doanh nghiệp?
Lý do quan trọng nhất là bời vi pháp luật bắt buộc phải đăng ký kinh doanh! Tuy nhiên việc thành lập cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bạn an tâm tiến hành kinh doanh, cụ thể.
Đàng hoàng: Việc kinh doanh được thực hiện đăng ký là thể hiện sự hợp pháp trong hoạt động. Đây chính là cơ sở để xây dựng niềm tin với đối tác
Tự tin: Khi giao kết hợp đồng với tư cách một pháp nhân, chủ động xuất trình được hóa đơn khi có yêu cầu
Quy trình: Công ty sẽ có cơ cấu và quản lý chặt chẽ. Điều này đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi điều hành, nhân rộng, huy động.
Tại sao phải đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Căn cứ điều 5 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bình Định
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bình Định
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, người kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Người kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ sau để đăng ký thành lập công ty hợp danh:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
+ Danh sách thành viên công ty hợp danh.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
+ Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Định
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ.
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn sẽ sử dụng một trong bốn bộ hồ sơ mà chúng tôi đã đưa ra phần trên.
Cần lưu ý, với giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm một số nội dung chính sau:
+ Tên doanh nghiệp.
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có).
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
+ Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
+ Đăng ký kinh doanh qua mạng thông tin điện tử: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.
Những công việc cần làm sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Nhận kết quả:
Sau khi nộp hồ sơ, theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
+ Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
+ Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định cảu pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ.
Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung công bố gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Dịch vụ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Định của Luật sư X
+ Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Xem thêm:
Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất
Điều kiện thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
– Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
– Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
– Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.