Hiện nay, đời sống của con người cũng đã được nâng cao và cải thiện hơn, vấn đề đi du lịch nghỉ ngơi cũng trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu này cũng ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu đối với ngành du lịch cũng ngày càng cao hơn. Trên thực tế, khách tham quan du lịch không chỉ có nhu cầu đi du lịch các địa điểm nổi tiếng trong nước mà còn có những người có điều kiện tài chính, họ có nhu cầu đi du lịch quốc tế và việc đi du lịch quốc tế cũng trở thành một xu hướng hiện nay để có thể tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa của quốc gia trên thế giới. Các công ty du lịch quốc tế cũng được thành lập nhiều hơn. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm công ty quốc tế là gì? Vậy, công ty du lịch quốc tế là gì? Những điều kiện thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế hiện nay là gì? Thủ tục thành lập công ty du lịch quốc tế theo quy định hiện nay cụ thể như thế nào? Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cụ thể ra sao? Cần có những giải pháp nào để phát triển ngành du lịch? Hãy cùng đội ngũ Luật sư X chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng rằng, qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết thêm được nhiều thông tin thú vị và hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Công ty du lịch quốc tế là gì?
Du lịch quốc tế là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính của chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại.
Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia.
Loại hình du lịch quốc tế được phân chia thành hai loại:
+ Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách – Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.
+ Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách – Outbound Tourism): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó. Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.
Kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, là hình thức doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, bán và tổ chức tour du lịch cho khách nước ngoài vào Việt Nam hay khách Việt Nam đi nước ngoài.
Điều kiện thành lập công ty du lịch quốc tế
Hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, đặc biệt là du lịch lữ hành quốc tế diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như ngày nay, quan hệ giao thương, qua lại giữa các nước trên thế giới diễn ra sôi động. Bắt kịp theo xu thế phát triển của thị trường du lịch nói riêng và nền kinh tế thương mại nói chung, Việt Nam ta ngày càng đẩy mạnh hoạt động du lịch lữ hành quốc tế.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Du lịch 2017, phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm các lĩnh vực như sau:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, kinh doanh dịch vụ lữ hành là lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế là các hình thức thuộc phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Tại Việt Nam, khi thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng cao, thì mong muốn đi du lịch, tận hưởng cuộc sống của người dân ngày càng lớn. Song song với sự phát triển của các loại hình du lịch nội địa, du lịch lữ hành quốc tế ngày càng đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Các công ty du lịch lữ hành quốc tế đưuocj thành lập ngày càng nhiều. Sự xuất hiện của các công ty này tạo nên sự đa dạng cho thị trường thương mại Việt Nam. Đồng thời, nó góp phần to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế nước nhà. Xét theo phương diện chủ quan, việc thành lập các công ty dịch vụ lữ hành quốc tế trong bối cảnh hội nhập thế giới ngày nay, giúp chủ doanh nghiệp thu về nguồn lợi tài chính rất lớn.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế còn có những ảnh hưởng và tác động nhất định về vấn đề chính trị. Do đó, muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo những yêu cầu về điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật du lịch năm 2017. Cụ thể như sau:
+ Công ty du lịch lữ hành quốc tế là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Tức điều kiện đầu tiên, mang tính chất căn bản nhất mà các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo khi thành lập lĩnh vực công ty này là phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.
+ Muốn thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế, cá nhân, tổ chức phải tiến hành ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Mức ký quỹ theo quy định là 250.000.000 VND.
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Điều kiện về chủ thể phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế giúp hoạt động kinh doanh này diễn ra một cách ổn định, đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, trình độ đào tạo.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể như trên, cá nhân, tổ chức có yêu cầu mới có thể thành lập công ty dịch vụ lữ hành quốc tế. Các quy định về việc tuân thủ điều kiện thành lập giúp các doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định, đạt hiệu quả cao nhất. Công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này cũng đạt hiệu quả cao. Đồng thời, nó giúp hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ả trong quá trình vận hành.
Thủ tục thành lập công ty du lịch quốc tế
Muốn thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo chuẩn bị đâỳ đủ các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ theo quy định. Những chứng thư, tài liệu này là cơ sở mang tính chất bắt buộc để cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào, đưa ra quyết định xem doanh nghiệp bất kỳ có đủ điều kiện để thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế hay không. Đồng thời, các chứng thư, tài liệu này cũng là căn cứ xác minh tính đủ điều kiện của các chủ thể có mong muốn thành lập lĩnh vực kinh doanh này. Quy định mang tính tính khắt khe về nội dung hồ sơ giúp hoạt động quản lý thương mại của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt hiệu quả cao. Đồng thời, nó giúp đảm bảo chất lượng của loại hình dịch vụ lữ hành quốc tế tại nước ta.
Theo quy định tại Điều 33 Luật du lịch 2017, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các chứng thư, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
+ Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
+ Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ nộp bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên đến Tổng cục du lịch.
Bước 2: Thụ lý hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ, Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ tiến hành trả hồ sơ để chủ thể có nhu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết.
Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp giấy phép
Doanh nghiệp mang hồ sơ lên nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư. Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp sau 3 – 6 ngày nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ.
Lệ phí
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ, cụ thể như sau:
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Các giải pháp để phát triển ngành du lịch
Một trong những lợi ích của ngành du lịch là sự đóng góp to lớn của du lịch vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Trong trường hợp của Việt Nam nói riêng, ngành du lịch hiện nay được coi là một trong ba ngành kinh tế lớn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân.
Du lịch phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế hỗ trợ các ngành như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống. Ngành du lịch phát triển cũng cung cấp một thị trường hàng tiêu dùng rộng lớn, khuyến khích tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội nhanh chóng.
Sự phát triển của du lịch quốc tế đem lại nguồn lợi từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của địa phương và thu ngoại tệ cao hơn cho đất nước. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch quốc tế còn giúp củng cố và phát triển quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải quốc tế.
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trưởng của ngành Du lịch, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
– Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
– Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
– Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến hành lang Đông – Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: Chương trình giữa Việt Nam – Campuchia – Lào, tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam – Lào – Thái Lan để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và khách du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững.
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường…
– Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch
Thứ ba, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương; quy hoạch các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng bền vững.
Đồng thời, trước khi phát triển ngành, lĩnh vực khác, Nhà nước cần có những đánh giá tác động đối với ngành Du lịch để từ đó có sự lựa chọn ưu tiên phát triển ngành nào dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch.
– Ngành du lịch cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
– Các trường học và DN cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế…
Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.
– Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông Âu…
– Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công ty Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập công ty du lịch quốc tế”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp cho bạn lựa chọn, gồm: công ty TNHH Một thành viên, công ty TNHH Hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần. Tùy thuộc vào nhu cầu hiện tại mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp. Công ty TNHH là một ưu tiên cho những người muốn xây dựng sự nghiệp riêng. Ưu điểm của loại hình này là rủi ro thấp; quyền và lợi ích của người sở hữu được tối ưu hóa.
Trụ sở của công ty du lịch phải thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, cần xác định địa chỉ cụ thể bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường, thôn/xóm/ấp, xã/phường, huyện/thị trấn/quận, thị xã/tỉnh/thành phố.
Trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư hoặc nhà tập thể. Bắt buộc phải có số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp, số fax và thư điện tử (nếu có).
Tên doanh nghiệp phải đảm bảo 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã được đăng ký. Ngoài ra, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa Án. Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể tham khảo nhãn hiệu; chỉ dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.