Chào Luật sư X, được biết công ty của bạn là một trong những công ty lớn về dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam nên công ty chúng tôi hiện đang rất cần sự tư vấn của bạn khi hợp tác đầu tư tại một thị trường mới là Việt Nam trong lĩnh vực pháp lý. Sắp tới công ty chúng tôi cần mở một chi nhánh tại thị trường Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn trọng tài thương mại quốc tế. Chính vì thế mong Luật sư X có thể cho tôi tư vấn cho chúng tôi các thủ tục thành lập chi nhánh công ty luật mới năm 2023. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục thành lập chi nhánh công ty luật mới năm 2023. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013
Hình thức các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 32 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
– Văn phòng luật sư;
– Công ty luật.
Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
Quy định về công ty Luật tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về công ty luật như sau:
– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
– Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
– Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty luật mới năm 2023
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư như sau:
– Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật luật sư.
– Khi đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng ký theo mức lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
– Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Theo quy định tại Điều 41 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập. Tổ chức hành nghề luật sư cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh và thành viên của tổ chức hành nghề luật sư làm việc tại chi nhánh có thể là luật sư của Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh.
– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
Khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
– Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;
– Quyết định thành lập chi nhánh;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
Quy định về việc chấm dứt chi nhánh công ty luật tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 43 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
– Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động;
– Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch;
– Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch do mình thành lập.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Thủ tục thành lập chi nhánh công ty luật mới năm 2023″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Tách hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
– Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại; chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
– Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
– Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh.
Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
– Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
– Nhận thù lao từ khách hàng;
– Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
– Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
– Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
– Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
– Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;
– Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
– Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính;
– Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.