Đầu tư là một trong những hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời, tìm kiếm lợi nhuận. Toàn bộ những chi phí mà nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư đã được lên kế hoạch từ trước chính là vốn đầu tư. Vốn đầu tư có thể được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ yếu, đó là nguồn vốn đầu tư huy động trong nước và nguồn vốn đầu tư huy động từ nước ngoài. Ngoài việc huy động vốn từ nước ngoài về thì các nhà đầu tư ở Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, nếu học muốn tằn vốn đầu tư ra nước ngoài thì phải làm như thế nào? Các hình thức tăng vốn đầu tư ra sao? Thủ tục tăng vốn đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Quy định của pháp luật Việt Nam về những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Đầu tư nước ngoài là gì?
Dưới góc độ kinh tế học, hoạt động đầu tư là hoạt động của các nhà đầu tư sử dụng các nguồn lực: tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ để thực hiện sản xuất, kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài.
Đầu tư có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên từng tiêu chí:
- Căn cứ theo khu vực kinh tế tiếp nhận vốn đầu tư gồm: đầu tư vào khu vực tư nhân và đầu tư vào khu vực nhà nước;
- Căn cứ theo tính chất quản lý hoặc quyền kiểm soát hoạt động đầu tư gồm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;
- Đặc biệt tiêu chí về chủ thể có thể phân chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với tiêu chí này được xác định hoạt động đầu tư do cá nhân, tổ chức thực hiện tại quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc thường trú thì được xác định là đầu tư trong nước; đầu tư của cá nhân, tổ chức vào quốc gia mà họ không mang quốc tịch thì được gọi là đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế). Trong phạm vi luận văn chỉ tập trung phân tích đầu tư phân loại theo tiêu chí chủ thể.
Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách hiểu về đầu tư nước ngoài trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia. Thông thường, các quốc gia đều cho rằng đầu tư là việc huy động một nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định để tạo lợi nhuận cho tương lai. Trong khi đó, pháp luật quốc tế xác định đầu tư theo nhiều cách khác nhau, tùy vào mục đích của các điều ước/ thỏa thuận quốc tế. Đối với các BIT là các hiệp định có đối tượng là việc dịch chuyển nguồn vốn và nguồn lực qua biên giới, khái niệm “đầu tư” thường được định nghĩa rất hạn chế, trong đó đầu tư nước ngoài gắn với yếu tố kiểm soát việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Các IIA hướng tới mục tiêu bảo hộ đầu tư có xu hướng đưa ra các định nghĩa rộng và khái quát hơn về đầu tư, dựa trên yếu tố tài sản, bao gồm không chỉ các khoản vốn dịch chuyển qua biên giới, mà chúng bao gồm “mọi loại tài sản” .
Nói tóm lại đặc điểm của đầu tư nước ngoài gồm:
- Có sự tham gia của chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài
- Thực hiện bỏ một phần hoặc toàn bộ vốn (bao gồm mọi loại tài sản) vào nước sở tại nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Tăng vốn đầu tư là gì?
Tăng vốn đầu tư là việc nhà đầu tư bổ sung thêm nguồn vốn vào dự án, vào công ty, bằng các huy động thêm vốn từ các thành viên, cổ đông hiện hữu của công ty hoặc kêu gọi nhà đầu tư bên ngoài góp vốn vào công ty hoặc vay vốn, huy động vốn từ các nguồn khác để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh hay duy trì, phục hồi hoạt động công ty.
Các hình thức tăng vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một nội dung được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, để các bạn hiểu rõ về các hình thức tăng vốn đầu tư trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có thể chia thành 02 trường hợp sau:
Đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Vốn đầu tư của công ty được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay còn gọi là Giấy phép đầu tư, bao gồm 02 phần là:
– Một là, Vốn góp để thực hiện dự án: đây là phần vốn góp của Nhà đầu tư để thực hiện dự án, đây cũng là một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty.
– Hai là, Vốn huy động: đây là phần vốn Nhà đầu tư được quyền huy động bằng cách vay từ các tổ chức tín dụng, huy động từ cổ đông, thành viên công ty, từ các chủ thể khác hoặc từ nguồn khác.
Do đó, Vốn đầu tư của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp này có thể bằng hoặc cao hơn vốn điều lệ mà công ty đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, các hình thức tăng vốn đầu tư công ty trong trường hợp này là:
– Tăng vốn góp để thực hiện dự án: Trường hợp này, Nhà đầu tư hiện hữu góp thêm vốn vào công ty hoặc tiếp nhận vốn thêm từ Nhà đầu tư mới. Khi tăng vốn góp này, Công ty đồng thời làm thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư, nên Công ty phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Tăng vốn huy động: Trường hợp này, Nhà đầu tư vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cổ đông, thành viên công ty, từ các chủ thể khác hoặc từ nguồn khác. Khi huy động thêm vốn như vậy, vốn điều lệ công ty không thay đổi, chỉ có vốn đầu tư thay đổi, do đó, Công ty chỉ cần thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Vốn đầu tư của công ty cũng chính là vốn điều lệ của công ty. Công ty tăng vốn bằng các hình thức tương tự trường hợp tăng vốn góp để thực hiện dự án.
Quy định của pháp luật Việt Nam về những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật đầu tư năm 2020 quy định về các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:
“Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư”.
Lần đầu tiên, các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư năm 2020, bao gồm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan; ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Việc ghi nhận này vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung, chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội cũng như các hiệp ước Việt Nam tham gia ký kết, là thành viên.
Ngoài ra pháp luật về đầu tư cũng quy định những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, cụ thể như sau:
“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Thủ tục tăng vốn đầu tư ra nước ngoài như thế nào?
Tùy từng trường hợp mà thủ tục tăng vốn điều lệ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được quy định khác nhau.
Điều kiện
– Việc góp vốn làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Việc góp vốn dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Thành phần hồ sơ
– Văn bản đăng ký góp vốn;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
– Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (nếu có).
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
– Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã thực hiện phần vốn góp tăng thêm.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty có trụ sở chính (nếu công ty nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố (nếu công ty nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế)
Trình tự thủ tục
*Đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp 1: Thuộc trường hợp phải đăng ký góp vốn theo quy định của Luật Đầu tư 2020
Bước 1: Đăng ký góp vốn
Bước 2: Góp vốn đầu tư đã đăng ký
Bước 3: Tăng vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Tăng vốn đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp 2: Không thuộc trường hợp phải đăng ký góp vốn theo quy định của Luật Đầu tư 2020
Bước 1: Tăng vốn đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Thực hiện góp vốn bằng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của Nhà đầu tư nước ngoài
Bước 3: Tăng vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
*Đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi tăng vốn đầu tư, có 2 trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Công ty phải đăng ký góp vốn theo quy định của Luật Đầu tư 2020 (như trình bày tại Mục 4.1.a của Trường hợp 1), thì Nhà đầu tư thực hiện qua 03 bước:
Bước 1: Đăng ký góp vốn.
Bước 2: Thực hiện góp vốn.
Bước 3: Tăng vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp 2: Công ty không phải đăng ký góp vốn theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư trực tiếp thực hiện việc tăng vốn và thực hiện thủ tục Tăng vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết theo từng trường hợp từ 03 đến 15 ngày làm việc tính từ ngày tiếp theo ngày nộp hồ sơ.
Lệ phí
Khi nhận Giấy phép cho phép tăng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải nộp lệ phí theo quy định tại Điều Thông tư 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính, tùy vào trường hợp cụ thể, từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/lần.
Khuyến nghị
Thông tin trên đây hi vọng có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc lúc này. Nếu có vấn đề cần tư vấn liên quan hãy liên hệ tới luật sư X đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn luật đầu tư nhanh, giá rẻ hiện nay.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng
- Vốn sự nghiệp có phải là vốn đầu tư công không?
- Thủ tục đầu tư xây dựng bệnh viện
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục tăng vốn đầu tư ra nước ngoài” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo đơn xin trích lục quyết định ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, qua đó đổi mới mô hình tăng trưởng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
– Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả sẽ là yếu tố tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam
– Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài còn tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Từ đó từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài góp phần tạo việc làm cho người dân Việt Nam, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong nước
Vốn đầu tư nước ngoài thông thường được phân thành 2 loại sau đây:
– Vốn đầu tư trực tiếp: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn được gọi là vốn đầu tư FDI. Đây là vốn đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Lúc này nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. Vốn FDI là nguồn tiền hoặc dòng tiền được đầu tư trực tiếp từ cá nhân hay tổ chức nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau.
– Vốn đầu tư gián tiếp: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài còn được gọi là vốn đầu tư ODA. Đây là nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư như: Chính phủ, các nước trực thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế… đầu tư cho các nước đang và kém phát triển nhằm mục đích để phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn vốn này thường được thể hiện thông qua một khoản vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất dành cho Chính phủ một nước được đầu tư.
– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộ các ngành nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó.
– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó.
– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
– Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.