Hợp tác xã là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay tại các khu vực nông thôn.Kinh doanh hợp tác xã thích hợp cho các sản phẩm nông sản, thủ công, mỹ nghệ và các làng nghề. Hợp tác xã cơ bản sẽ có ít nhất 7 thành viên đồng sở hữu, các thành viên trong hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi vấn đề của hợp tác. Nhiều hợp tác xã do không thể tìm được tiếng nói chung, không có người đứng ra thống nhất các bà con xã viên nên đã phải giải thể. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam. Trải qua quá trình áp dụng các cơ chế quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những bước tiến đáng kể song vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế Luật hợp tác xã năm 2012 ra đời đã đánh dấu những bước tiến quan trong để hoàn thiện hơn những quy định về hợp tác xã cho đúng với bản chất của nó
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định thế nào?
Quyền của hợp tác xã
– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
* Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Thực hiện các quy định của điều lệ.
– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã
Trường hợp đăng ký trực tiếp:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân quận nơi hợp tác xã , chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ, công chức Bộ phận TN&TKQ thuộc UBND quận tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức/cá nhân có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện Tổ chức/cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về Đăng ký Hợp tác xã và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Bộ phận TN&TKQ thuộc Ủy ban nhân dân quận Bàn giao hồ sơ gốc về phòng Tài chính – Kế hoạch thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền:
– Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, phòng Tài chính – Kế hoạch trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thời gian. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận đủ hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: Hoàn thiện và cấp Giấy chứng nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về Đăng ký Hợp tác xã
– Bàn giao kết quả về bộ phận TN&TKQ
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng (trong trường hợp được ứng dụng):
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, và các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã theo quy định
– Đối với Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ủy quyền thực hiện thủ tục thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, và văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã theo quy định
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Hồ sơ thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấ
+ Các thông tin được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử
+ Hồ sơ thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng của một trong các chủ thể sau đây đó là:
+ Cá nhân có thẩm quyền ký văn bản thông báo theo quy định
+ Người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản thông báo theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã qua mạng điện tử, và các cá nhân có thẩm quyền hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ qua mạng điện tử theo quy định. Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện lưu vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã để theo dõi.
Thời hạn được tạm ngừng là bao lâu?
– Khi tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, tạm ngừng hoạt động, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục I-11 đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.
Kèm theo thông báo là nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động hợp tác xã.
– Khi nhận thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao giấy biên nhận và lưu vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã để theo dõi.
– Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động thì hợp tác xã phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký hợp tác xã. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Theo quy định trên, ta thấy trường hợp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Thành phần hồ sơ thực hiện tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã
+Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động của HTX, tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh của HTX (Phụ lục I-11)
+ Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động HTX, tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh của HTX.
– Số lượng hồ sơ:01 bộ
– Thời hạn giải quyết:05ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy biên nhận và lưu vào hồ sơ đăng ký của HTX để theo dõi.
-Phí, lệ phí: Thu theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành quy định các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định (bổ sung).
-Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động của hợp tác xã/tạm ngừng hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của hợp tác xã(theo mẫu quy định tại Phụ lục I-11 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
-Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN HỢP TÁC XÃ
Số: …………
…, ngày …… tháng …… năm ……
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký hợp tác xã
Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã1 (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế): …. Ngày cấp: …../…./…. Nơi cấp:
1. Đối với hợp tác xã:
Thông báo tạm ngừng kinh doanh từ ngày…. tháng…. năm…. cho đến ngày…. tháng…. năm….
Lý do tạm ngừng:
Sau khi hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh, đề nghị …… (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) chuyển tình trạng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã sang tình trạng tạm ngừng hoạt động.
2. Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh tạm ngừng hoạt động:
Thông báo tạm ngừng hoạt động từ ngày…. tháng…. năm…. cho đến ngày…. tháng…. năm…. đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa)
Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (trường hợp không có mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh):…… Ngày cấp: …./…./…. Nơi cấp:
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh:
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ……… Ngày cấp: ……./……/….. Nơi cấp:
Lý do tạm ngừng:
Hợp tác xã cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHI NHÁNH
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn làm Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã:
– Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã
– Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, người đại diện chi nhánh (Ký, ghi họ tên và đóng dấu)2
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng phân phối mới năm 2023
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
- Mẫu điều lệ hợp tác xã nông nghiệp mới nhất năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 15 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định về việc tạm ngừng hoạt động của hợp tác xã như sau:
– Khi tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, tạm ngừng hoạt động, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục I-11 đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.
Kèm theo thông báo là nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động hợp tác xã.
– Khi nhận thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao giấy biên nhận và lưu vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã để theo dõi.
– Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động thì hợp tác xã phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký hợp tác xã. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Theo quy định trên, ta thấy trường hợp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Hợp tác xã đã tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 65. Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
…
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;”
Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
– Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã
– Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, người đại diện chi nhánh (Ký, ghi họ tên và đóng dấu)