Kinh doanh hộ gia đình là một loại kinh doanh mà chủ sở hữu phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình. Chính vì vậy, nhiều chủ sở hữu thành lập được một thời gian thì có mong muốn tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ gia đình như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh do duy nhất một cá nhân là công dân hợp pháp của Việt Nam hoặc cũng có thể là một nhóm người hay đúng nghĩa là một hộ gia đình đứng tên làm chủ, sẽ chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, và được sử dụng không quá mười người lao động, hộ kinh doanh gia đình cũng sẽ không có con dấu và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.
Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân; thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình kể trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc; và được quyền góp vốn; mua cổ phần; mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Không thông báo tạm ngừng kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Hộ kinh doanh vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh thì có thể bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Mặt khác, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
– Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng bài viết: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ gia đình; sẽ giúp bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; mới được phép thành lập hộ kinh doanh. Vì vậy, người mắc bệnh động kinh không thể thành lập hộ kinh doanh.
Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Nghị định 01/2021 không còn quy định cụ thể số lượng lao động. Trong khi quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động hộ kinh doanh là 10 người, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.