Xin chào Luật sư, tôi là giám đốc Công ty hợp danh K***. Hiện tại công ty của chúng tôi đang gặp khó khăn, không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên tôi vẫn chưa có ý định giải thể công ty, nên trước mắt sẽ tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho công ty hợp danh tiến hành như thế nào?
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi, Luật sư X xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế.
- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho công ty hợp danh
Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo về tạm ngừng kinh doanh;
- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục tạm ngừng (nếu có);
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục tạm ngừng (nếu có);
Số lượng: 01 bộ
Cách thức nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi công ty đó có trụ sở chính;
Cách 2: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
Cách 3: Nộp hồ sơ online qua địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Trình tự tiến hành
Bước 1
Doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định để tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp của bạn cần nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Bước 3
- Trong 02 ngày làm việc, Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không.
- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X
Đội ngũ Luật sư X chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Chúng tôi cung cấp cho quý khách dịch vụ với tiện ích dưới đây:
Khuyến mãi đặc biệt: Tặng gói hỗ trợ mở lại tạm ngừng kinh doanh bất cứ lúc nào.
Hãy sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X , chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho công ty hợp danh”. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh nhận kết quả theo đường bưu điện hoặc mang giấy biên nhận và Giấy tờ cá nhân qua Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi công ty đó có trụ sở chính để nhận kết quả là Giấy xác nhận vè việc tạm ngừng kinh doanh.
Pháp luật hiện hành không cấm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh khi đang nợ thuế. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn vẫn có thể tạm ngừng kinh doanh.
Tuy nhiên sau khi tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế vẫn còn nợ, thanh toán hết các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác; dừng lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, không được ký kết hợp đồng.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Nếu hết 02 năm tạm ngừng nhưng vẫn chưa hoạt động trở lại và không muốn giải thể; công ty có thể trở lại hoạt động kinh doanh một thời gian ngắn, sau đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Như vậy, thời gian tối đa được tạm ngừng kinh doanh là 2 năm.