Tạm ngừng hoạt động của công ty là thủ tục hành chính do công ty thực hiện và nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời hạn nhất định vì nhiều lý do. Quá trình này thường xảy ra khi một công ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc sản xuất, hoặc khi công ty muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, cải tạo hoặc tái cơ cấu. Vậy thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp năm 2023 thực hiện như thế nào? hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu qua bài viết nhé
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng doanh nghiệp là tạm ngừng kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong kinh doanh, tổ chức lại nhân sự,… một doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian để điều chỉnh lại doanh nghiệp để quyết định xem hướng đi mới của doanh nghiệp như thế nào.
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế biến động nhanh chóng như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong trường hợp có những biến động không lường trước được, nhiều người khởi nghiệp với số vốn ít để đầu tư có thể không đủ tiềm lực kinh tế để tiếp tục hoạt động và có thể buộc phải ngừng hoạt động.
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh(Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động, nếu doanh nghiệp không muốn giải thể thì đóng cửa là một phương án đáng để cân nhắc. Nói chung, quy trình thực thi đình chỉ kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện hơn là đóng cửa hoàn toàn. Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp theo Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh
– Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
– Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo Điều 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật:
Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành:
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã tư vấn các thông tin có liên quan đến vấn đề “Thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp năm 2023” hoặc nếu quý khách hàng có quan tâm đến các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng của doanh nghiệp. Đây là điểm mới ưu việt nhất của Luật doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp
Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải nộp đủ số thế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).
Khi doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế như sau:
Về thuế môn bài:
Nếu doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh tròn 01 năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng đó.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động không tròn 01 năm dương lịch thì vẫn phải thực hiện nộp tiền thuế và tờ khai đầy đủ theo quy định.
Về tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho khoảng thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động đã được Phòng ĐKKD xác nhận công ty đang tạm ngừng kinh doanh.