Chào Luật sư, hiện nay pháp luật quy định về vấn đề tách hộ khẩu như thế nào? Vợ chồng tôi trước nay sống chung với bố mẹ tính đến nay cũng đã được hơn 5 năm. Giờ công việc của chúng tôi cũng đã ổn định, cũng có được một số tiền tích góp được nên muốn ra riêng. Tôi và vợ đã thống nhất với nhau sẽ thực hiện tách hộ khẩu trước rồi mới ra riêng sau. Không biết như vậy có được không hay phải dọn ra rồi mới tách hộ khẩu? Thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà hiện nay như thế nào? Đăng ký tách hộ khẩu ở đâu theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Sổ hộ khẩu là gì?
Với việc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với đó là sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến cho số lượng người di cư đến nhiều nơi khác nhau để làm việc, sinh sống hay học tập, đặc biệt là số lượng dân cư tại các thành phố lớn, khu đô thị sầm uất ngày càng nhiều. Bởi vì những nguyên nhân đó mà trong gia đoạn hiện nay, Nhà nước ta rất cần một công cụ tối ưu để kiểm soát trật tự xã hội và quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Trong hoàn cảnh đó, sổ hộ khẩu ra đời và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Theo quy định của pháp luật, ta nhận thấy: Sổ hộ khẩu sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra để cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Từ quy định nêu trên ta có thể hiểu sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình và nó còn có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của mỗi công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu là một công cụ và thủ tục hành chính được lập ra nhằm mục đích giúp nhà nước thực hiện việc quản lí đối với sự di chuyển nơi sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là một trong những căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan trực tiếp tới các cá nhân.
Điều kiện thực hiện thủ tục tách hộ khẩu như thế nào?
Thông thường sổ hộ khẩu sẽ có tên của các thành viên sống cùng một nhà. Vậy nếu như con cái hoặc có người muốn thực hiện tách sổ hộ khẩu nhưng vẫn ở nhà đó thì có được hay không? Điều kiện để thực hiển thủ tục tách hộ khẩu như thế nào? hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung chi tiết bên dưới đây nhé:
Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một nơi thường trú phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Thành phần, số lượng hồ sơ tách hộ khẩu
– Tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Trình tự thực hiện tách hộ khẩu như thế nào?
Để có thể tách hộ khẩu thành công, người có yêu cầu cần nắm rõ trình tự các bước tiến hành việc tách hộ khẩu hiện nay. Việc này giúp cho yêu cầu của chúng ta được xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Có thể thấy hiện nay có 4 bước căn bản để tách hộ khẩu. Cụ thể các bước đó được thực hiện như sau:
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ tách hộ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Cách thức nộp hồ sơ tách hộ khẩu hiện nay ra sao?
Nộp hồ sơ để tách sổ hộ khẩu hiện nay được xem là một trong các bước quan trọng để tiến hành việc tách sổ hộ khẩu. Có những cách thức say đây để nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực ttuyến, Vậy việc cụ thể áp dụng được quy định như sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin này; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà thế nào?
Hiện nay luật có quy định đến vấn đề thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thì người dân đều có quyền thực hiện thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà. Cụ thể có những trường hợp được thực hiện việc tách hộ khẩu cùng nhà hiện nay như sau:
Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian tách hộ khẩu hiện nay là bao lâu?
Hiện nay vấn đề thời hạn tách hộ khẩu luôn được nhiều người quan tâm. Một số chủ thể có nhu cầu tiến hành tách hộ khẩu gấp thì trong thời gian tối đa là mấy ngày họ được tách sổ hộ khẩu. Căn cứ Khoản 3, điều 25, Luật cư trú năm 2020 quy định về thủ tục tách hộ khẩu được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện những công việc sau:
- Thẩm định hồ sơ
- Cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
- Thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin
Theo đó, thời gian theo Luật định từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cho đến khi người đăng ký nhận được kết quả là 05 ngày làm việc.
Lệ phí tách hộ năm 2023 là bao nhiêu?
Hiện nay bên cạnh những vấn đề có liên quan thì lệ phí tách hộ khẩu cũng được nhiều người thắc mắc. Nếu như muốn tách hộ khẩu thì lệ phí là bao nhiêu tiền? Bộ Tài chính đã thống nhất mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú trên phạm vi cả nước bằng Thông tư 75/2022/TT-BTC.
Theo đó, từ ngày Thông tư 75/2022/TT-BTC có hiệu lực vào ngày 05/02/2023, thì mức thu phí tách hộ là 10.000 đồng/lần đối với công dân nộp hồ sơ trực tiếp và 5.000 đồng/lần với công dân nộp hồ sơ online.
Còn trước ngày 05/02/2023, mức thu phí tách hộ trú tại các địa phương là do Hội đồng nhân dân quyết định.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ hộ khẩu điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như dịch vụ sang tên sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghỉ dưỡng thai có được hưởng BHXH không năm 2023?
- Cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định?
- Hạn mức giao đất tái định cư năm 2023 là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Sổ hộ khẩu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
Sổ hộ khẩu được sử dụng để thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp nhất định, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Sổ hộ khẩu còn được coi là một loại giấy tờ đặc biệt quan trọng để giúp các chủ thể thực hiện các giao dịch dân sự, ví dụ như việc thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất,…
Khi ghi các biểu mẫu, thông tin cần chính xác, rõ ràng, đầy đủ không bỏ sót.
Ngoài ra, các cột mục phải ghi theo đúng chú thích, thứ tự từng trang, cấm tẩy xóa hoặc tự ý bổ sung. Quy định về thông tin ghi biểu mẫu sổ hộ khẩu như sau:
– Đối với các thông tin cá nhân:
Họ tên của các chủ thể phải được ghi bằng chữ in đậm, có dấu.
Ngày tháng năm sinh theo dương lịch, đầy đủ hai chữ số cho ngày tháng và bốn chữ số cho năm sinh.
Cần phải ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc ghi theo giấy khai sinh.
Nghề nghiệp, nơi làm việc ghi rõ cơ quan, đơn vị kèm địa chỉ.
Địa chỉ cư trú ghi đầy đủ sổ nhà, tổ, phường, thôn xóm…
Sổ hộ khẩu có nội dung thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống.
Trong một vài trường hợp nhất định, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.