Trình tự, thủ tục rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa được pháp luật quy định như thế nào, gồm những bước nào? Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Bùi Văn H. Tàu của tôi đang thực hiện việc giao hàng tại cảng Cái Lân. Sau khi giao hàng xong, tôi muốn rời cảng để thực hiện các công việc khác. Tuy nhiên, tôi không biết phải nộp cũng như xuất trình các loại giấy tờ gì để rời cảng. Khi rời cảng, tôi có cần phải đóng phí hay không. Vậy Luật sư hãy giải đáp cho tôi rằng tôi cần phải chuẩn bị như thế nào để có thể rời cảng một cách nhanh nhất. Xin cảm ơn Luật sư.
Trước khi phương tiện tiến hành rời cảng, chủ phương tiện cần phải làm thủ tục rời cảng nội địa. Vậy thủ tục này được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Khái niệm liên quan đến thủ tục rời cảng nội địa:
Theo khoản 3 Điều 7 Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014:
Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Đến đây, cần phải làm rõ thế nào là đường thủy nội địa. Theo nội dung khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014, đường thủy nội địa là các luồng chạy tàu thuyền, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Hiểu đơn giản đường thủy nội địa là tất cả các phần đường, luồng giao thông, công trình thuộc vùng nội thủy của Việt Nam.
Trình tự, thủ tục rời cảng nội địa:
Bước 1: Nộp hồ sơ, xuất trình giấy tờ:
Trước khi phương tiện rời cảng nội địa, người thực hiện thủ tục xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định cho Cảng vụ Đường thủy nội địa.
Mời bạn đọc tham khảo thêm: Thủ tục cấp Giấy phép phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa
Bước 2: Cảng vụ kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và kiểm tra thực tế phương tiện:
Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định. Nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bước 3: Nhận kết quả, thu phí và lệ phí:
Nếu đảm bảo các yêu cầu, Cảng vụ thu hồi Giấp phép vào cảng, bến thủy nội địa đã cấp; trả lại Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường, sổ danh bạ thuyền viên; sau đó cấp Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện.
Hồ sơ thực hiện thủ tục rời cảng nội địa
Khi thực hiện thủ tục, bạn cần xuất trình các loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện chở hàng hóa); danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách)
- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt; thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật
- Giấy tờ liên quan đến những thay đổi so với các giấy tờ trước khi vào cảng
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Mời bạn đọc tham khảo: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
Phí, lệ phí thực hiện thủ tục rời cảng nội địa:
Người làm thủ tụcrời cảng, bến thủy nội địanộp phí và lệ phí như sau:
Phí trọng tải: Lượt ra (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
Lệ phí ra cảng nội địa:
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn là: 5000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 51 tấn đến 200 tấn; chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế là: 10.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn; chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế là: 20.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 501 tấn trở lên; chở khách từ 101 ghế trở lên là: 30.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 1.001 tấn đến 1.500 tấn là: 40.000 đồng/chuyến
Câu hỏi thường gặp
Người thực hiện thủ tục là thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện (đối với phương tiện thủy nội địa); chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền (đối với tàu biển)
Giải quyết ngay sau khi thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện (đối với phương tiện thủy nội địa); chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền (đối với tàu biển) nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định, cơ quan Cảng vụ đã kiểm tra thực tế an toàn của phương tiện và trả lại các giấy tờ đã tạm giữ của phương tiện. Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng biển đối với phương tiện thủy nội địa.
Có 02 cách để người thực hiện thủ tục rời cảng nội địa có thể thực hiện thủ tục là:
· Cách thứ nhất: Qua fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
· Cách thứ hai: Làm thủ tục điện tử. Người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục rời cảng nội địa. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102