Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà nhà nước thu dựa trên thu nhập của từng cá nhân tại Việt Nam, từ đó trích một phần thu nhập để góp vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp mà chỉ đánh vào những cá nhân có mức thu nhập được quy định phải đóng thuế. Và hằng năm ngườ lao động sẽ được quyết toán mức thuế phải đóng, vì mức thuế phải đống không cụ thể mà dựa vào chính mức thu nhập của từng cá nhân. Ai có thu nhập thấp đống ít, ai có thu nhập cao đóng nhiều. Vậy nên việc quyết toán thuế rất quan trọng, và là việc bắt buộc đối với từng cá nhân người lao động. Vậy thủ tục quyết toán thuế diễn ra như thế nào?
Trong bài viết sau Luật sư X sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Quyết toán thuế TNCN là gì?
Quyết toán thuế TNCN là việc cá nhân tiến hành các công việc kê khai số thuế trong một năm tính thuế về các vấn đề số thuế cần phải nộp thêm, hoàn trả số tiền thuế đã nộp thừa và bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.
Lợi ích của việc quyết toán là:
Cơ quan thuế sẽ xử phạt hành chính đối với những cá nhân phải nộp thêm thuế mà không thực hiện kê khai, quyết toán thuế đúng thời hạn.
Cá nhân đã nộp thừ mà không thực hiện kê khai quyết toán thuế đúng thời hạn sẽ không được hoàn trả lại số thuế đã nộp thừa. Đồng thời không được áp dụng chế độ bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Đối tượng phải quyết toán thuế
Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
– Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
– Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế TNCN phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.
Đối với tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công
– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền.
– Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống. Trường hợp tổ chức trả thu nhập đã quyết toán thuế TNCN trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì không xử lý hồi tố.
– Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và tổ chức trả thu nhập mới thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức trả thu nhập cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Đối tượng không phải quyết toán thuế
Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công trong các trường hợp sau đây không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
– Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.
– Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.
Đối với tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công
Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Mức giảm trừ gia cảnh
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Lưu ý:
– Để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
– Trường hợp người nộp thuế thuộc diện ủy quyền quyết toán chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì cũng được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán ủy quyền và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập.
Thủ tục quyết toán thuế TNCN
Khai quyết toán thuế
– Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân trực tiếp quyết toán
Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN.
Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).
Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.
Ngoài ra cần cung cấp bản chụp CMND, Sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động,… (trong một số trường hợp)
– Hồ sơ đối với cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay
Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN
Kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
– Khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì:
- Đối với cá nhân trực tiếp khai thuế, trực tiếp quyết toán thuế chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
- Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm và tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế
Đối với tổ chức trả thu nhập
– Nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.
Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế
– Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thì cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm.
- Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.
– Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
- Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.
- Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.
- Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
- Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
- Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
- Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Thời hạn quyết toán thuế TNCN
Tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì hạn cuối nộp hồ sơ khai thuế TNCN như sau:
Đối với tổ chức trả thu nhập:
a, Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Đối với cá nhân tự quyết toán Thuế TNCN:
b, Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Như vậy, thời hạn thời hạn quyết toán thuế TNCN năm 2022 đối với cá nhân tự quyết toán thuế là ngày 30/4/2023. Tuy nhiên ngày 30/04 rơi vào kỳ nghỉ Lễ nên thời gian quyết toán sẽ được dời sang ngày làm việc đầu tiên sau thời gian nghỉ lễ.
Trong trường hợp người lao động có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (Khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân với lương tháng 13 thế nào?
- Quyết toán công trình xây dựng cơ bản tự làm như thế nào?
- Quyết toán thuế TNCN cho người làm không đủ năm như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục quyết toán thuế năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Tách thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế:
– Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
– Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
Tiền lãi cho vay;
Lợi tức cổ phần;
Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
– Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
Trúng thưởng xổ số;
Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;
Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
– Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
– Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế trong thuế TNCN
Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật thuế TNCN
Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần