Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Tuần trước, bố tôi mới qua đời do đột quỵ. Bố tôi có một sổ tiết kiệm ngân hàng, nhưng do mất đột ngột nên chưa kịp phân chia cho con cháu và vẫn còn đang ở trong ngân hàng. Vậy, tôi muốn hỏi sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất có được chia không? Nếu được thì thủ tục phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng tư vấn Luật Dân sự của Luật sư X. Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ tiết kiệm ngân hàng có phải là di sản thừa kế không?
Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Do đó, sổ tiết kiệm ngân hàng cũng là một loại giấy tờ có giá được pháp luật dân sự công nhận. Đây là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nên, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Dân sự Việt Nam, chia di sản thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật:
- Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
- Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.
Phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng theo di chúc
Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật, thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người chết; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật; thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó; hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản. Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác; thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản; thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng theo pháp luật
Những người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Người nằm trong hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản khi không có người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản.
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra; thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì; những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Thủ tục phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng; cần chuẩn bị 01 hồ sơ với những giấy tờ sau để chia thừa kế:
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Di chúc (nếu có).
- Sổ tiết kiệm ngân hàng là di sản thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người nhận thừa kế.
- Giấy tờ quan hệ nhân thân của những người thừa kế: Chứng minh nhân dân hoặc CCCD, Sổ hộ khẩu…
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức công chứng.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng, niêm yết. Việc niêm yết được thực hiện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi thường trú trước đây của nơi có sổ tiết kiệm.
Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết; nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản khai nhận thừa kế sổ tiết kiệm.
Bước 4: Thực hiện rút tiền trong sổ tiết kiệm tại ngân hàng
Thủ tục rút tiền tại ngân hàng thì mỗi ngân hàng sẽ có thủ tục riêng; và nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết của Luật sư X về Thủ tục phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng .
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X cung cấp nhiều loại dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng như dịch vụ trích lục khai sinh; dịch vụ xác định tình trạng hôn nhân; dịch vụ Luật sư soạn di chúc, thừa kế tài sản..
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Con bị cha mẹ từ mặt có được hưởng thừa kế không?
Người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc; nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được chia. Tuy nhiên, con nuôi phải được pháp nhận công nhận bằng văn bản tại cơ quan có thẩm quyền. Còn trường hợp người chết để lại di chúc có chia cho con nuôi thì con nuôi được chia theo di chúc.
Theo quy định, người nằm trong hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản khi không có người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản. Trong đó, cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, nếu không còn hàng thừa kế thứ nhất thì cháu ngoại sẽ được hưởng theo diện thừa kế theo pháp luật. Nếu có di chúc và được chia thì cháu ngoại sẽ được chia.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, con ngoài giá thú vẫn được hưởng di sản thừa kế. Trong đó, sổ tiết kiệm lại là một loại giấy tờ có giá, được pháp luật công nhận. Nên, con ngoài giá thủ cũng được chia sổ tiết kiệm và thuộc hàng thừa kế thứ nhất.