Vợ chồng tôi đã kết hôn đến nay đã được ba năm, trước đây, ba mẹ chồng tôi có cho chồng tôi vay một số tiền để mua đất đã có nhà ở, mảnh đất này chồng tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi kết hôn, tôi cùng chồng tôi trả nợ cho ba mẹ chồng và đến nay đã trả gần xong. Cho tôi được hỏi việc tôi cùng chồng trả nợ thì tôi có đương nhiên được sở hữu mảnh đất này với chồng tôi hay không? Đây có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi? Nếu không thì tôi phải làm như thế nào để tài sản này trở thành tài sản chung của hai vợ chồng tôi?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo quy định nêu trên, tài sản có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng. Do số tiền mua mảnh đất này đã được bố mẹ chồng bạn cho chồng bạn vay trước thời điểm các bạn đăng ký kết hôn, đồng thời, chồng bạn cũng đã đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, do vậy, đây là tài sản riêng của chồng bạn.
Về khoản nợ của chồng bạn để trả nợ cho mảnh đất này, đây là khoản nợ riêng của chồng bạn, có trước khi các bạn kết hôn (khoản 1 Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Khoản nợ này không thuộc các trường hợp vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới hay phải thực hiện nghĩa vụ chung với nhau (Điều 27, Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Do vậy, trong trường hợp này, sau khi kết hôn, cho dù bạn và chồng bạn có cùng trả khoản nợ của việc vay mượn mua đất này thì đây chỉ là thực hiện nghĩa vụ riêng đối với tài sản riêng của chồng bạn, điều này không thể hiện bạn là người có quyền sở hữu đối với mảnh đất này.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài sản riêng của chồng có thể nhập vào tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”
Đồng thời, tài khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung: “Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng”.
Theo đó, vợ chồng bạn có thể thoả thuận về việc chồng bạn đồng ý cho bạn cùng sở hữu căn nhà, cùng đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vài tài sản gắn liền trên đất, nhập tài sản riêng của chồng vào tài sản chung của hai vợ chồng.
Trường hợp có thoả thuận này, bạn nên yêu cầu công chứng hoặc chứng thực văn bản này để đảm bảo việc thoả thuận có giá trị pháp lý cao nhất. Sau đó, bạn có thể tiến hành thủ tục bổ sung thêm tên của mình vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở vài tài sản gắn liền trên đất.
Việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 quy định về việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Nhập tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung có cần công chứng?
Về tài sản của vợ chồng, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, bên cạnh việc cùng tạo dựng tài sản chung thì mỗi người đều có thể có tài sản riêng.
Trong đó, đối với tài sản riêng của mình, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Thậm chí, mỗi người còn được tự quyết định có nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.
Lưu ý: Tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu, định đoạt của mỗi người vợ, chồng. Trong khi đó, tài sản chung lại là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng và cả hai người cùng có quyền định đoạt tài sản này để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Do tài sản riêng là tài sản mà vợ, chồng có thể tự định đoạt, quyết định nhập hay không nhập vào tài sản chung vợ, chồng nên việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thoả thuận của vợ chồng.
Theo đó, sẽ có 02 trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng như sau:
– Nhập trước khi kết hôn: Hình thức này còn được Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định là thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Cũng theo đó, thoả thuận này phải được lập trước khi kết hôn và bằng văn bản có công chứng/chứng thực.
– Nhập sau khi kết hôn: Đây là hình thức thỏa thuận nhập tài riêng vào tài sản chung vợ chồng. Với tài sản là đất đai, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai chỉ quy định các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thừa kế.
Do đó, Văn bản thoả thuận nhập tài sản riêng (là nhà, đất) vào tài sản chung vợ chồng không phải là một trong các văn bản phải công chứng, chứng thực.
Như vậy, chỉ khi thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực còn nếu sau khi kết hôn thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tìm doanh nghiệp theo mã số thuế
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân mới
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn công ty cổ phần mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng ″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục xin xác nhận độc thân tại hà nội; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.
Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.
Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp không có di chúc di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 không phân biệt quyền hưởng di sản của con chung, con riêng của vợ hoặc chồng nếu còn sống. Di sản của chồng bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế nêu trên với phần di sản bằng nhau. Như vậy, con riêng của chồng hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế của chồng để lại theo pháp luật.