Dân số hiện này ngày càng tăng nhanh đã gây sức ép lên mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Một trong những vấn đề nổi bật nhất đó chính là giải quyết chỗ ở trong khi đất đai vẫn là một con số nhất định, không thể tạo thêm. Tuy nhiên, các hình thức nhà ở chung cư đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Hiện nay, nhà chung cư đang trở nên phổ biến. Mặt khác, dưới góc độ pháp lý, khi mua nhà chung cư vẫn phải tiến hành làm hộ khẩu theo những quy định của pháp luật về cư trú. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của những người khi đi mua nhà chung cư đó chính là thủ Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư theo quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Nhà chung cư là gì?
Nhà chung cư là nhà trong đó có nhiều căn hộ riêng biệt, độc lập với nhau nhưng có những phần diện tích hoặc trang thiết bị sử dụng chung.
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014:
“Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ nhà hoặc là sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu những căn hộ độc lập trong nhà chung cư đó. Phần diện tích chung này là phần sở hữu không thể phân chia.
Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư.
Quy định pháp luật về nhà chung cư
– Quy định của pháp luật về nhà chung cư được quy định tại Chương VII của Luật nhà ở 2014. Theo đó, theo quy định của pháp luật thì nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau và mục đích của việc phân hạng, công nhận hạng nhà ở chung cư là để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường. Theo đó, việc phân hạng nhà chung cư được xác định trên cơ sở bốn nhóm tiêu chí, đó là những nhóm tiêu chí:
(1) ,Nhóm tiêu chí về quy hoạch – kiến trúc,
(2) Nhóm tiêu chí về hệ thống, thiết bị kỹ thuật,
(3) Nhóm tiêu chí về dịch vụ, hạ tầng xã hội,
(4) Nhóm tiêu chí về chất lượng, quản lý, vận hành.
Tùy vào mức độ đáp ứng các tiêu chí mà có những hạng nhà ở chung cư khác nhau, pháp luật quy định có ba hạng nhà ở chung cư đó là: hạng A, hạng B, hạng C.
– Nhà chung cư sẽ có những thời hạn sử dụng nhất định, phụ thuộc vào tình trạng của nhà chung cư, theo đó: Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư tổ chức việc kiểm định, đánh giá chất lượng các công trình nhà chung cư là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quá trình, trách nhiệm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
– Ban quản trị tòa nhà chung cư là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban quản trị tòa nhà chung cư trong việc bảo đảm quyền sở hữu chung, sử dụng chung, bảo trì đối với phần diện tích thuộc phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư được pháp luật quy định và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm mà Ban quản trị tòa nhà chung cư thực hiện trên cơ sở pháp luật cho phép. Vai trò của Ban quản trị tòa nhà chung cư Theo quy định của pháp luật về nhà ở:
– Như vậy, nhà chung cư là nhà ở có nhiều hộ gia đình cùng sinh sống. Phần diện tích của nhà chung cư phục vụ cho việc sinh hoạt của từng hộ gia đình thuộc sở hữu riêng của các hộ đó. Hệ thống công trình hạ tầng phục vụ cho các cư dân sinh sống trong tòa nhà chung cư như cầu thang, lối đi, hệ thống cấp, thoát nước, cung cấp khí gas, cửa thoát hiểm, lồng xã rác v..v… thuộc sở hữu chung của các hộ dân sinh sống trong tòa nhà đó. Qua quá trình sử dụng, các công trình hạ tầng này suy giảm công năng, xuống cấp hoặc hư hỏng hay cần phải bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thì ai sẽ là người đứng ra để sửa chữa, khắc phục; bởi lẽ, nó thuộc sở hữu chung của toàn bộ cư dân sinh sống trong tòa nhà chung cư. Nếu không xác định được tổ chức, cá nhân thực hiện việc này thì những hư hỏng, trục trặc không được giải quyết và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”; gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong tòa nhà chung cư. Đối với diện tích đất thuộc dự án theo quy định của pháp luật. Quyền sửu dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các dự án xây dựng nhà chung cư để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nhập hộ khẩu là gì?
Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Điều kiện để nhập hộ khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
+ Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
– Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư
Theo Luật cư trú 2020 quy định về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:
“1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Bước 1: Tiến hành đăng ký tạm trú dài hạn tại cơ quan nhà nước phường, xã tại nơi ở mới.
Bước 2: Khi bạn đã tạm trú đủ thời gian ở nơi mới thì về lại nơi đã đăng ký hộ khẩu cũ để có thể cắt khẩu.
Bước 3: Làm các thủ tục nhập khẩu vào nơi đã đăng ký ở dài hạn ở bước 1 như vậy là xong thủ tục.
Giấy tờ thủ tục chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới bao gồm:
- Phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, tờ khai nhân khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại điều 28 của luật cư trú ban hành năm 2006
- Các giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp.
Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ sau 15 ngày sẽ cấp sổ hộ khẩu mới cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Đối với trường hợp không cấp thì sẽ có văn bản ghi rõ lý do không cấp là gì.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
- Cho mượn nhà có phải đồng thuê không?
- Thừa kế đất có nguồn gốc ông bà
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề soạn thảo hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Đăng ký tạm trú dài hạn tại Cơ quan xã, phường tại địa phương nơi ở mới
Bước 2: Sau khi thời gian tạm trú ở nơi ở mới đã đủ thì về lại nơi đăng ký hộ khẩu cũ để cắt khẩu
Bước 3: Tiến hành thủ tục nhập khẩu vào nơi ở đã tạm trú dài hạn. Giấy tờ thủ tục chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới bao gồm: Tờ khai nhân khẩu; Phiếu khai báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu; Các giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp.
Lưu ý:
Khi đăng ký tạm trú tại nơi ở mới:
– Đối với thành phố trực thuộc trung ương, công dân nộp hồ sơ tại Cơ quan Công an huyện, quận, thị xã;
– Đối với thành phố trực thuộc tỉnh, hồ sơ sẽ nộp tại Cơ quan Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Như vậy là bạn đã hoàn thành thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới và chuyển đến nơi ở khác. 15 ngày sau khi Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp sổ hộ khẩu mới cho công dân đăng ký thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới.
Trong trường hợp không được cấp hồ sơ, sẽ có văn bản đi kèm nêu rõ lý do không cấp.
Việc nhập hộ khẩu ở Hà Nội sẽ có thêm một số điều kiện khác so với nhập hộ khẩu vào một tỉnh thông thường. Điểm khác biệt chính là người dân muốn nhập hộ khẩu vào Hà Nội cần phải có thời gian tạm trú trên địa bàn Hà Nội từ 2 năm trở lên, riêng các quận nội thành là 3 năm trở lên theo Luật Thủ đô. Trong khi đó ở những tỉnh lẻ, quy định về việc phải có thời gian tạm trú tối thiểu này không được áp dụng.
Về lệ phí đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội, theo Điều 1 Nghị định 06/2020 NĐ-HĐND lệ phí nhập hộ khẩu tại các quận, phường là 15.000 đồng, các khu vực khác là 8.000 đồng.