Chào Luật sư X, tôi năm nay 29 tuổi, quê ở Long An và có một bé trai sắp tròn 3 tuổi. Sắp tới gia đình tôi chuyển công tác đến TP.HCM để làm việc trong một thời gian dài nên tôi bàn với chồng định mang cháu đến thành phố học mẫu giáo để cháu thích nghi với môi trường tốt hơn và vợ chồng tiện chăm sóc bé. Tôi không biết quy định về thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến như thế nào? Xin được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về học đúng tuyến, trái tuyến
Trước hết ta có thể hiểu đăng ký học đúng tuyến là trong trường hợp học sinh đăng kí học ở trường phải có sổ hộ khẩu tại nơi có trường học muốn đăng ký.
Từ việc hiểu thế nào là đăng ký học đúng tuyến ta có thể hiểu đăng ký học trái tuyến có nghĩa là học sinh muốn đăng ký học vào trường đó không đáp ứng được yêu cầu nêu trên thì việc đăng ký học sẽ là đăng ký học trái tuyến.
Hay việc bố mẹ lựa chọn trường học có môi trường giáo dục tốt, cơ sở hạ tầng tốt thì việc đăng ký học trái tuyến thường diễn ra nhiều vào mỗi đợt nhập học. Xét về mặt quản lý, việc nhiều học sinh “đổ xô” vào một số trường đã tạo nhiều áp lực cho các trường, gây khó khăn cho khâu tuyển sinh và thiếu chủ động về nhân lực, cơ sở vật chất.
Vì vậy, hàng năm ngành giáo dục luôn đặt ra yêu cầu đối với các trường về việc hạn chế tuyển sinh trái tuyến nhằm tránh tình trạng trường quá nhiều học sinh, trường không đủ học sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Nhập học mầm non công lập trái tuyến là gì?
Nhập học mầm non trái tuyến được hiểu là việc trẻ nhỏ đăng ký học không đúng tuyến. Trẻ có thể được đăng ký học ở các trường mầm non không thuộc địa bàn cư trú. Tùy thuộc vào các nhu cầu cũng như cân nhắc lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Việc xin nhập học trái tuyến diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn. Khi phụ huynh muốn con mình được tiếp cận với môi trường hiện đại, chất lượng giáo dục tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký học mầm non trái tuyến có một số nguyên nhân chủ yếu:
– Do địa điểm làm việc, công việc, thời gian của phụ huynh. Các địa điểm phù hợp trong nhu cầu đưa đón, cân nhắc trong chất lượng trông giữ, dạy trẻ.
– Các bậc phụ huynh muốn đăng ký cho con mình học mầm non ở môi trường giáo dục phù hợp và tốt hơn. Thông thường họ có tâm lý cho con học ở các trường trung tâm, ở các thành phố phát triển.
Hồ sơ nhập học mầm non công lập trái tuyến gồm những gì?
Khi phụ huynh xin nhập học trái tuyến cho con một trong những vấn đề quan trọng sau khi được nhà trường chấp nhận việc cho trẻ đi học tại trường là sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ nhập học.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin nhập học trái tuyến;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản photo sổ hộ khẩu (không cần công chứng, kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn.
Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến
Thủ tục nhập học trường mầm non trái tuyến, các bậc phụ huynh có thể tham khảo theo các bước sau:
Bước 1: Cán bộ tuyển sinh trường mầm non sẽ hướng dẫn phụ huynh làm hồ sơ nhập học mầm non trái tuyến; Các trường sẽ có bộ phận tuyển sinh để đảm bảo phụ huynh có thể tiến hành hồ sơ, thủ tục theo quy định. Đảm bảo trong mục đích làm việc, thực hiện các thủ tục để được nhập học kịp thời cho con.
Bước 2: Phụ huynh chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ cho trường mầm non trái tuyến. Thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ tuyển sinh. Đồng thời trình bày đủ các nội dung trong đơn nhập học cho con. Phải quan tâm đến nội dung lý do triển khai thuyết phục, trình bày và có căn cứ thông tin liên quan. Qua đó thể hiện tính đảm bảo quyền và lợi ích cho con em khi theo học ở trường mầm non.
Bước 3: Sau khi phụ huynh hoàn thành hồ sơ thì các cán bộ tuyển sinh của trường mầm non sẽ thu và kiểm tra hồ sơ; Cũng như thực hiện chuyển đến bộ phận Ban giám hiệu của trường để đánh giá, lựa chọn các chỉ tiêu theo học trong trường.
Bước 4: Các bậc phụ huynh đợi kết quả chấp thuận từ nhà trường đối với trường hợp nhập học trái tuyến. Nhà trường thường lấy đủ chỉ tiêu đúng tuyến trước khi xem xét các hồ sơ trái tuyến. Hồ sơ có thể được chấp thuận hoặc không chấp thuận tùy theo quyết định của nhà trường; Trường sẽ thực hiện đánh giá hồ sơ để lựa chọn các học sinh nhập học trái tuyến phù hợp theo tiêu chuẩn, quy định.
Bước 5: Trường hợp hồ sơ được chấp thuận thì phụ huynh có thể làm thủ tục nhập học cho trẻ. Đưa trẻ đến trường theo thông báo và vào học theo sự phân công hướng dẫn của các cô.
Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận phụ huynh phải xin nhập học ở trường mầm non cơ sở khác cho trẻ. Do đó phụ huynh nên chuẩn bị thêm phương án từ trước để xử lý trong trường hợp trường không chấp thuận nhập học. Đảm bảo con em mình được theo học khi có độ tuổi, nhu cầu học tập kịp thời.
Mẫu đơn xin nhập học trường mầm non công lập trái tuyến
Hướng dẫn viết đơn xin học mầm non công lập trái tuyến
Hiện nay không có quy định về mẫu chung đối với các trường hợp xin học mầm non trái tuyến. Theo đó nếu trường có quy định về mẫu đơn thì phụ huynh sẽ sử dụng mẫu đơn của nhà trường và điền đầy đủ các thông tin theo mẫu.
Đối với những trường mầm non không có quy định về mẫu đơn xin nhập học mầm non trái tuyến thì phụ huynh có thể tự soạn thảo.
Tương tự như các văn bản thông thường khác đơn xin nhập học mầm non trái tuyến cần có:
Phần quốc hiệu tiêu ngữ là nội dung không thể thiếu trong đơn;
Ngày tháng năm viết đơn;
Tên đơn: Tên đơn thường được viết in hoa có dấu, cụ thể như ĐƠN XIN NHẬP HỌC MẦM NON TRÁI TUYẾN
Phần kính gửi: Kính gửi Ban giám hiệu nhà trường;
Thông tin các nhân của người viết đơn: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi làm viêc, địa chỉ cư trú,…
Thông tin của trẻ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh,…
Lý do viết đơn xin học trái tuyến: Trong phần này cần trình bày ngắn gọn lý do viết đơn;
Cuối đơn là lời cảm ơn, người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
Sau khi viết đơn phụ huynh sẽ gửi đơn đến trường mà dự định đăng ký học cho con để nhà trường xem xét.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về Tách thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Điều 33. Quyền của trẻ em
Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.
Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.
Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
Được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.
Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.
Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 14 Luật giáo dục 2019 quy định phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
– Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
– Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
– Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
– Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc”.
Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục năm 2019 thì giáo dục tiểu học là giá dục bắt buộc. Không có quy định bắt buộc trẻ học giáo dục mẫu giáo. Do vậy, không bắt buộc trẻ phải tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì trẻ em mẫu giáo có nghĩa là trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi, không bao gồm bé dưới ba tuổi.
Cho nên trẻ em dưới 3 tuổi không được xem là nằm trong nhóm trẻ lớp mẫu giáo.