Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi có một người bạn, đã kết hôn được 5 năm, trong thời gian bạn tôi sinh nở thì người chồng của bạn ấy có ngoại tình bên ngoài và không may người kia đã có con với chồng của bạn tôi. Bạn tôi khi biết sự việc thì muốn ly hôn nhưng chồng níu kéo và hứa hẹn sẽ không liên quan đến người phụ nữ kia nữa nhưng có mong muốn rằng nhận đứa con ngoài giá thú kia để con có cha về mặt giấy tờ. Tôi thắc mắc rằng khi chồng muốn nhận con ngoài giá thù thì có cần sự đồng ý của chồng hay không? Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú năm 2023 như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Con ngoài giá thú là gì?
“Giá thú” là từ có nguồn gốc từ chữ Hán, chỉ việc con trai và con gái đến với nhau để kết thành vợ chồng. Từ “giá thú” được sử dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam từ thời phong kiến cho đến giai đoạn trước năm 1975 với ý nghĩa chỉ hôn nhân (khi là danh từ) hoặc kết hôn (khi là động từ).
Hiện nay, từ “giá thú” không còn được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên vẫn được nhắc đến nhiều trong đời sống.
Theo đó, con ngoài giá thú thường được hiểu là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn hay không đang trong thời kỳ hôn nhân.
Chồng nhận con ngoài giá thú có cần hỏi ý kiến của vợ không?
Trên thực tế cuộc sống hiện nay, khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân nhưng không phải ai cũng chung thủy nên xuất hiện nhiều trường hợp chồng có con ngoài giá thú bên ngoài. Lúc này nhiều người sẽ muốn nhận con ngoài giá thú đó, vậy thắc mắc đặt ra rằng khi vẫn trong thời ký hôn nhân với vợ mà Chồng nhận con ngoài giá thú có cần hỏi ý kiến của vợ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Như vậy, việc nhận con ruột là quyền của cha, mẹ. Trong trường hợp này người chồng vẫn có quyền làm thủ tục nhận con ngoài giá thú mà không cần phải có sự đồng ý của người vợ.
Việc hỏi ý ở đây chỉ mang tính chất là sự tôn trọng vợ, còn việc vợ có đồng ý hay không đồng ý thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết việc nhận con này.
Nhận con ngoài giá thú, có được ghi tên cha vào giấy khai sinh của con không?
Để đảm bải quyền lợi cho con hay muốn con được mang họ của mình và muốn trên giấy khai sinh của con có tên bố mà nhiều người khi muốn nhận con ngoài giá thú sẽ thắc mắc rằng có được ghi tên cha vào giấy khai sinh của người con ngoài giá thú hay không? Chi tiết nội dung này được quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ phải nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau:
Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Tuy nhiên, trường hợp này người chồng và người phụ nữ kia không có đăng ký kết hôn nên khi khai sinh cho con thì sẽ không đầy đủ cơ sở để ghi tên cha vào trong nội dung giấy khai sinh, lúc này sẽ được xác định là trường hợp chưa xác định được cha theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Hiện nay, thủ tục nhận con trong trường hợp chưa xác định được cha sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 (trong trường hợp người phụ nữ kia cũng là công dân Việt Nam).
Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú năm 2023 như thế nào?
Có thể thất rằng con sinh ra bằng bất kỳ bằng một phương pháp nào một cách hợp pháp đều sẽ được coi là con người và đều có cha, mẹ. Ngược lại, cha và mẹ đều phải có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với đứa con mà mình sinh ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào một người con cũng được sinh ra mà bố và mẹ đều là cùng trong một cuộc hôn nhân hợp pháp – hay còn được biết là con ngoài giá thú. Vậy khi muốn nhận con ngoài giá thú phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con;
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh nêu trên thì các bên nhận cha, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con theo quy định và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, con này là được.
Như vậy, trong trường hợp này, người chồng của bạn bạn sẽ thực hiện nhận con ngoài giá thú theo thủ tục nêu trên.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên bố trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”
Như vậy, UBND cấp xã nơi cha hoặc mẹ cư trú (đăng ký thường trú hoặc tạm trú) là cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú.
Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:
“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Như vậy, trong thời gian là 60 kể từ ngày sinh con, cha/mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con, nếu không đăng ký khai sinh cho con được thì có thể nhờ ông, bà, người thân thích của bạn để làm thủ tục khai sinh cho con.
Riêng đối với người dưới 18 tuổi, khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014 có quy định về điều kiện thay đổi tên đệm, tên thì:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.