Hiện nay, với nền kinh tế hội nhập việc vận chuyển, mua bán hàng hoá hay hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia đã không còn quá xa lạ. Những năm gần đây, nước ta ngày càng khẳng định được sự phát triển kinh tế khi nhiều công ty, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh không chỉ trong phạm vi của nước mà còn tại nước ngoài, việc mở rộng kinh doanh, phạm vi hoạt động luôn là mong muốn hướng tới của doanh nghiệp. Theo đó mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài, việc này sẽ giúp công dân quốc tế dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của mình. Tại nội dung dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Văn phòng đại diện là gì?
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy định về tên của văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
Văn phòng đại diện có chức năng gì?
Văn phòng đại diện có những chức năng sau đây:
- Văn phòng đại diện có vai trò là nơi đại diện cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng và không có chức năng kinh doanh, không được ký kết hợp đồng, thu tiền từ khách hàng.
- Văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
- Văn phòng đại diện có chức năng thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện có chức năng đại diện theo ủy quyền của công ty, không có chức năng kinh doanh.
Quy định về con dấu của văn phòng đại diện
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Như vậy, không yêu cầu bắt buộc văn phòng đại diện phải có con dấu, nên việc văn phòng đại diện có con dấu hay không phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp hoặc điều lệ công ty.
Có được thực hiện việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 45, Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định như sau:
“Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh
- Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính”.
Như vậy, từ quy định tại điều luật trên có thể thấy rằng pháp luật cho phép các doanh nghiệp, công ty Việt Nam được phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dù có quyền được phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng mà việc thành lập đó phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp Việt Nam tiến hành mở văn phòng đại diện.
Thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước ngoài năm 2023
Doanh nghiệp được quyền thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của nước đặt văn phòng đại diện. Tuy nhiên, phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam.
Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của nước doanh nghiệp đăng ký thành lập văn phòng đại diện và có văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam về việc thành lập lập văn phòng đại diện ở ngoài.
Trình tự thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-8, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài là bao lâu?
Theo quy định sau Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Yêu cầu và điều kiện khi thông báo thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài
Việc doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký
Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Lệ phí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 143/2016/TT-BTC quy định về đối tượng nộp lệ phí như sau:
Các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài khi được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 143/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí như sau:
– Mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
+ Cấp mới: 3.000.000 (ba triệu) đồng/giấy phép;
+ Cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép.
– Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
Căn cứ Điều 5 Thông tư 143/2016/TT-BTC quy định về chế độ thu, nộp lệ phí như sau:
– Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp lệ phí thu được theo hướng dẫn tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
– Tổ chức thu lệ phí nộp 100% (một trăm phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Các khoản chi phí liên quan đến công tác tổ chức thu lệ phí và cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm
Có thể bạn quan tâm:
- Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế?
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề thành lập công ty đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước ngoài năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân của tôi… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định thì, văn phòng đại diện trong nước sẽ không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; không được nhân danh chính mình để được ký kết hợp đồng. Còn văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì vẫn có thể ký kết hợp đồng.
Nếu văn phòng đại diện chỉ thực hiện việc giao dịch và xúc tiến thương mại, các công việc hành chính, không thực hiện hoạt động kinh doanh, không tiến hành hoạt động thu – chi tiền thì văn phòng đại diện không phải nộp thuế môn bài. Trong trường hợp văn phòng đại diện được ủy quyền thực hiện hoạt động kinh doanh thì văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài theo quy định pháp luật.
Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.