Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở lên quan trọng. Bên cạnh những nguồn nhân lực từ hệ thống giáo dục cao đẳng; đại học thì nguồn nhân lực từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng là một nguồn nhân lực quan trọng; bổ sung cho nhu cầu thị trường lao động. Trên cơ sở đó, quy định pháp luật về mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đặc biệt là về trung tâm giáo dục nghề nghiệp ngày càng được quy định phù hợp với thực tiễn của đời sống; đáp ứng được nhu cầu thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Thủ tục mở trung tâm giáo dục nghề nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Nghị định 143/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 có quy định giáo dục nghề nghiệp là:
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất; kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia; để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Các loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp; Trường cao đẳng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước; do Nhà nước đầu tư; xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân; do các tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện mở trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
Thứ hai
Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị; và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Thứ ba
Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp; không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng.
- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng.
Thứ tư
Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).
Mời bạn xem thêm bài viết Điều kiện mở phòng khám Răng – Hàm – Mặt hiện nay
Thủ tục mở trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ
Thứ nhất
Hồ sơ để thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức kinh tế, cá nhân đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
- Đề án thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng; bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô; trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng; diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ; diện tích; mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có; phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan; còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
Thứ hai
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài các hồ sơ trên cần bổ sung:
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ ba
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài các hồ sơ trên cần bổ sung:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp của các thành viên góp vốn.
- Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập.
- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập.
- Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.
Bước 2
Nộp hồ sơ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp lập hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Bước 3
Thẩm định hồ sơ
Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và nêu rõ lý do.
Bước 4
Nhận kết quả
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp tư thục.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
– Để đáp ứng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tham khảo quyết định của UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Tài liệu chứng minh cơ sở đủ điều kiện đáp ứng diện tích tối thiểu thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Các giấy tờ đáp ứng đủ điều kiện có nguồn vốn tối thiểu là 05 tỉ đồng: cần có sự xác nhận của Ngân hàng…
– Quy định về Điều lệ trung tâm.
– Quy định về soạn thảo quy chế tổ chức trung tâm.
– Tên trung tâm;
– Mục tiêu và sứ mạng;
– Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm;
– Tổ chức các hoạt động đào tạo;
– Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý;
– Nhiệm vụ và quyền của người học;
– Tổ chức và quản lý của trung tâm;
– Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;
– Tài chính và tài sản của trung tâm;
– Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục mở trung tâm giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102