Ngày nay, khi lượng kiến thức ở các cấp học ngày càng được nâng cao, thời gian học trên trường không đủ để tiếp thu toàn bộ kiến thức một cách đầy đủ đối với học sinh. Do đó, các bạn học sinh thường có xu hướng đi học thêm để bổ sung kiến thức thiếu hụt. Ngoài ra, cũng có những trung tâm dạy thêm chuyên đào tạo thi đại học, thi vào cấp ba thu hút rất nhiều học viên. Điều này thúc đẩy việc mở các trung tâm dạy học thêm ngày càng có xu hướng gia tăng. Về vấn đề này, Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Nguyễn Thị Bích H. Tôi có bằng đại học sư phạm và có nhu cầu mở một trung tâm dạy học thêm cho các em lớp 9 ôn thi vào cấp THPT. Xin hỏi: Tôi có cần phải xin cấp phép hoạt động cho trung tâm hay không? Hay tôi cứ hoạt động bình thường mà không cần cấp phép. Nếu cần cấp phép thì tôi phải làm thủ tục gì, ở đâu? Tôi phải chuẩn bị các loại giấy tờ gì? Tôi mong sẽ sớm nhận được sự phản hồi từ phía Luật Sư để sớm thực hiện được mong muốn của mình. Xin cảm ơn Luật Sư.
Trong trường hợp này, bạn cần phải thực hiện các thủ tục cần thiết để mở một trung tâm dạy học thêm. Vậy thủ tục đó được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Điều kiện mở trung tâm
Để mở trung tâm dạy học thêm, bạn cần đảm bảo được các điều kiện:
Yêu cầu người dạy thêm
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
- Có đủ sức khỏe
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Yêu cầu người tổ chức trung tâm
- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.
- Có đủ sức khỏe.
- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Yêu cầu cơ sở vật chất
Hồ sơ pháp lý:
- Nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp.
- Hợp đồng thuê nhà, đất có công chứng, thời hạn thuê tối thiểu 2 năm (Nếu thuê nhà của cơ quan, đơn vị, trường học phải có ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc cơ quan quản lý cấp trên).
- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
Mời bạn đọc xem thêm: Người nước ngoài có được thành lập trung tâm tiếng anh tại Việt Nam
Điều kiện phục vụ giảng dạy:
- Khu phòng học, phòng bộ môn: đảm bảo diện tích sử dụng một phòng học đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 học viên/ca học.
- Phòng học không nhỏ hơn 15m2; độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux.
- Khu hành chính, văn phòng: Đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.
- Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên; đảm bảo tối thiểu 60 học viên / 1 buồng vệ sinh.
- Có sân bãi để xe và phương án giữ xe.
- Môi trường sư phạm an ninh, an toàn.
Trang thiết bị:
- Trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng dạy học thực hành phù hợp quy mô Trung tâm
- Mỗi Trung tâm phải có 1 máy vi tính nối mạng Internet đặt tại Văn phòng.
Phương án chữa cháy, cứu hộ:
- Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định;
- Có Biên bản kiểm tra PCCC;
- Xây dựng Phương án PCCC và thoát nạn, cứu người (Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.
Mời bạn đọc xem thêm: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Hồ sơ xin cấp phép
Để được xin cấp phép hoạt động trung tâm dạy học thêm, bạn cần chuẩn bị:
- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.
- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.
- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.
- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.
Câu hỏi thường gặp
nếu bạn tiến hành thành lập trung tâm ngoại ngữ thì bạn phải đảm bảo điều kiện và thủ tục thành lập theo Luật doanh nghiệp 2014 và xin cấp phép hoạt động theo Thông tư số: 21/2018/TT-BGDĐT
Căn cứ Điều 7, quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm: Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm. Do đó không được đơn phương quy định mức phí học thêm.
• Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
• Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
• Chủ tịch Tỉnh hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp dạy thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc nhiều chương trình nhưng cao nhất là chương trình THPT.
• Chủ tịch Huyện hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo với trường hợp dạy thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc nhiều chương trình nhưng cao nhất là trung học cơ sở.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn về thủ tục mở trung tâm dạy học thêm.
Nếu có thắc mắc về bất kì nội dung nào liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục; cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102