Chào Luật sư, sau khi lo xong tang sự cho ba tôi, gia đình tôi muốn tiến hành thủ tục mở thừa kế di chúc mà ban tôi đã để lại trước khi mất. Tuy nhiên do không am hiểu về pháp luật nên tôi không biết sẽ phải tiến hành thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam khi nào. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể mở di chúc thừa kế thì đòi hỏi những người kế vị phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Bởi nguyên nhân là do việc thừa kế chỉ phát sinh sau khi người mất qua đời về mặt sinh học hoặc theo phán quyết của Toà án. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam được quy định như thế nào? Và những người thừa kế cần làm gì khi mở thừa kế tại Việt Nam.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Theo quy định thế nào là thừa kế?
Có rất nhiều người dân Việt Nam hiện nay thật sự chưa biết nhiều thông tin về thừa kế, nên khi nghe báo đài nói về thừa kế họ sẽ không thể hiểu được các thông tin mà thời sự đang nói đến là gì. Để giải đáp vấn đề liên quan đến thừa kế là gì, thừa kế đề cập đến các vấn đề gì, mời bạn tham khảo quy định sau đây mà chúng tôi thu thập được như sau:
Theo quy định tại 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế tại Việt Nam như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam
Để có thể biết được thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam, thì bạn cần biết một số quy định của pháp luật về việc giải quyết thừa kế tại Việt Nam được quy định cụ thế trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong các quy định đó, pháp luật Việt Nam có quy định về các thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam mà bạn đang quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu.
Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế như sau:
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.
– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Thủ tục phân chia di sản thừa kế tại Việt Nam
Sau khi mở thừa kế, một trong những việc quan trong mà những người thừa kế hướng đến đầu tiên chính việc phân chia di sản thừa kế do người mất để lại. Và cũng theo quy định của pháp luât, để cho việc phân chia di sản được diễn ra một cách công bằng, các bên khi phân chia di sản thừa kế cần tuân thủ một số quy định pháp luật nhất định.
Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:
– Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
– Cách thức phân chia di sản.
– Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Theo quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người phân chia di sản như sau:
– Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
– Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
– Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.
Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Lưu ý: Cho dù bạn phân chia di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc thì trước khi bạn muốn phân chia di sản bạn phải thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ cho người chết để lại.
Các khoản thanh toán trước khi phân chia thừa kế tại Việt Nam
Trước khi tiến hành phân chia di sản theo quy định của pháp luật, thì những người thừa kế cần thực hiện thủ tục thanh toán trước khi phân chia thừa kế. Đây là một việc vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền lợi của bất kỳ bên thứ ba nào có quan hệ giao dịch dân sự với người đã mất trước khi họ qua đời và những người con của họ là những người thừa kế quyền phải có nghĩa vụ nói tiếp nghĩa vụ đã phát sinh của họ.
– Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán di sản trước khi phân chia di sản như sau:
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
- Chi phí cho việc bảo quản di sản.
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
- Tiền công lao động.
- Tiền bồi thường thiệt hại.
- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
- Tiền phạt.
- Các chi phí khác.
Hạn chế phân chia thừa kế trong trường hợp nào?
Theo quy định của pháp luật thì không phải trường hợp nào những người thừa kế cũng có quyền tiền hành phân chia thừa kế tại Việt Nam. Bởi để đảm bảo việc phân chia thừa kế đó không làm ảnh hưởng quá sâu sắc đến đời sống của những người kế vị, bên thứ ba có liên quan đến các giao dịch dân sự phát sinh của người chết trước khi mất.
Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Vấn đề “Thủ tục mở thừa kế tại Việt Nam″ đã được Luatsu X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Đổi tên căn cước công dân Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
– Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
– Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế tại Việt Nam như sau:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự 2015.