Trong xã hội hiện nay, sách được coi là một phương thức quan trọng nhất để cung cấp nguồn tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, văn học,…cho con người. Sách là người thầy vĩ đại của nhân loại và còn được coi là chìa khóa để mở ra thành công. Nhu cầu đọc sách của con người ngày càng tăng cao. Chính vì thế mở hiệu sách hiện nay đang được nhiều người lựa chọn, đã có rất nhiều đơn vị, cá nhân thành công khi kinh doanh sách. Tuy nhiên, việc mở một cửa hàng không chỉ đơn giản là có ý tưởng kinh doanh và đam mê là có thể thực hiện được. Vậy thủ tục để mở nhà sách hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục ký kinh doanh cửa hàng sách, nhà sách mini chính là thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh. Cụ thể, chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp phép. Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam.
Trong trường hợp chủ kinh doanh cố tình mở cửa hàng sách, nhà sách để kinh doanh, khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, chủ kinh doanh có thể sẽ chịu các chế tài như phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, để đảm bảo kinh doanh hợp pháp, chủ cửa hàng sách, nhà sách phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành các hoạt động khác.
Trước khi đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh cần phải cân nhắc lựa chọn một trong hai hình thức là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết Bán hàng trên Shopee cần đăng ký kinh doanh không?
Đối với hình thức Hộ kinh doanh
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký gồm 01 bộ như sau:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2
Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
mời bạn xem thêm bài viết Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Đối với hình thức Doanh nghiệp
Bước 1
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng với đó là hồ sơ đăng ký của từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những nội dung khác nhau.
Bước 2
Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Một số vấn đề cần lưu ý khi mở nhà sách
Về việc đặt tên cho nhà sách
Nhà sách thì cần có tên và khi đặt tên cho nhà sách; bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tên nhà sách phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các nhà sách đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.
– Tên của nhà sách cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ công ty hay doanh nghiệp trong tên nhà sách.
– Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z. Tên nhà sách có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.
Mời bạn xem thêm bài viết Cần lưu ý điều gì khi đặt tên doanh nghiệp?
Khi thuê cửa hàng
Nếu bạn chưa có mặt bằng sẵn để làm cửa hàng thì cần tiến hành thuê địa điểm, thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn mặt bằng gần khu dân cư, chung cư, có mặt tiền. Sau khi thuê cửa hàng bạn cần trang trí cửa hàng sách và mua đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ việc chế biến sách và kinh doanh.
Về việc chuẩn bị vốn khi kinh doanh
Mở cửa hàng sách cần bao nhiêu vốn? Số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu? Là câu hỏi những người mới khởi nghiệp kinh doanh sách thường đặt ra. Số vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng và khả năng tài chính của bạn. Bởi vì khi đăng ký kinh doanh thì pháp luật không có quy định về mức vốn tối đa hay tối thiểu cần có. Nhưng thông thường bạn sẽ cần tối thiểu 100 triệu đồng mới có thể thuận lợi mở cửa hàng.
Câu hỏi thường gặp
– Đọc sách giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách.
– Đọc sách giúp chúng ta có thêm được lượng kiến thức lớn.
– Đọc sách giúp kích thích não bộ của chúng ta.
– Đọc sách còn giúp chúng ta cải thiện được khả năng tập trung.
– Đọc sách giúp chúng ta tăng vốn từ ngữ và cách diễn đạt.
– Đọc sách giúp nâng cao tư duy và sự sáng tạo của bản thân.
– Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng
– Chi phí cho trang thiết bị cho cửa hàng sách
– Nguồn vốn nhập hàng
-Chi phí thuê nhân viên
– Các chi phí khác
Phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Đầu tiên, bạn chỉ cần mở một hiệu sách nhỏ thôi, khoảng từ 18m2-50m2 rồi mở rộng dần. Nên cân đo đong đếm cho cẩn thận và lựa chọn một khoảng nhà mình để bán hàng, hoặc đi thuê cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của bạn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục mở nhà sách hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102