Việt Nam là đất nước có truyền thống trồng lúa nước lâu năm. Ngày nay, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia top đầu về xuất khẩu lúa gạo. Cả nước có hai vựa lúa chính là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu trồng lúa cao dẫn đến lượng phân bón sử dụng cũng ngày càng nhiều. Nhiều hộ gia đình đã có định hướng kinh doanh mặt hàng phân bón. Vậy thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phân bón như thế nào? Luật sư X nhận được câu hỏi từ như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có ý định mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh phân bón ở dưới quê. Vậy mở cửa hàng tôi có cần phải có giấy phép kinh doanh hay không? Nếu có thì tôi phải thực hiện thủ tục xin cấp phép như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Luật Trồng trọt 2018.
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Điều kiện để được cấp phép kinh doanh
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, cần đảm bảo các điều kiện:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Chuẩn bị thông tin để mở cửa hàng kinh doanh phân bón
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bạn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp:
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh.
Với hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ, nên khi mở cửa hàng kinh doanh phân bón, bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, nếu có số vốn lớn và muốn mở rộng quy mô kinh doanh, bạn có thể cân nhắc thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty TNHH một thành viên; thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên;…
Lựa chọn đặt tên doanh nghiệp
Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc Tòa án tuyên bố phá sản.
Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin được xác định gồm nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố…
Lựa chọn chức danh của người đại diện doanh nghiệp
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (Vốn pháp định, các quy định khác…)
Lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam sao cho phù hợp với công việc kinh doanh
Trình tự, thủ tục thực hiện:
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp buôn bán phân bón
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Bước 3: Kiểm tra thực tế
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra thực tế tại cửa hàng của bạn.
Bước 4: Nhận kết quả
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Nếu kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì theo quy định sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu trả lời là có. Trường hợp buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón sẽ bị phạt từ 7 – 10 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.
Câu trả lời là không. Hành vi buôn bán hết hạn sử dụng sẽ bị phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 80 triệu đồng tùy giá trị lô phân bón từ 1 đến dưới 200 triệu đồng.
Câu trả lời là không. Trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phân bón. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102