Hiện nay có rất nhiều trường hợp mà hai vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống chung với nhau; mà không phải ly hôn. Có thể nói, ly thân hiện đang là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ; bình tĩnh nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định ly hôn. Ta có thể thấy rằng, ly thân sẽ giúp tránh được bạo lực gia đình; hạn chế gia đình tan vỡ và có thể rằng sau khi ly thân, có thời gian suy nghĩ lại cặn kẽ mà hai vợ chồng lại trở về với nhau. Vậy ” thủ tục ly thân đơn phương” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: chào luật sư, tôi và chồng kết hôn được 5 năm, hiện tại tôi và chồng đang có tranh cãi xảy ra và hai vợ chồng tôi quyết định ly thân. Vậy luật sư cho tôi hỏi là việc ly thân này được quy định trong pháp luật như thế nào ạ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi; để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ly thân là gì?
Trước hết, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nói riêng; pháp luật Việt Nam nói chung thì không quy định về việc ly thân. Do vậy, pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng ly thân, và trong thời gian “ly thân”; vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người. Vì vậy, nếu cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và bạn không muốn tiếp tục sống cùng chồng; tuy nhiên chưa đến mức phải ly hôn thì vợ chồng có thể ly thân mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào.
Khái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục).
Nếu sau quá trình ly thân, cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng; đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được; thì vợ chồng có thể tiến hành thủ tục ly hôn.
Thủ tục ly thân đơn phương
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân; cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….
Ly thân là do vợ chồng tự thỏa thuận không chung sống với nhau nữa; mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết. Sau một thời gian ly thân nếu vợ chồng còn tình cảm; muốn quay lại thì họ có thể trở về chung với với nhau như trước.
Thông thường, biện pháp ly thân được thực hiện với mục đích tích cực. Đó là giúp những cặp vợ chồng đang có mâu thuẫn; cần thời gian bình tĩnh để suy nghĩ lại vấn đề. Từ đó đưa ra hướng giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Đây cũng là biện pháp để giảm thiểu việc vợ chồng đưa ra quyết định ly hôn trong tình trạng nóng giận, vội vã.
Nhưng cũng có trường hợp việc ly thân lại có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hôn nhân. Ví dụ như đối phương có thể lợi dụng việc ly thân; không còn sống chung để ly hôn nhanh chóng, dễ dàng.
Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố; hai vợ chồng ly hôn bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tại điều 51, 55 và 56 cho thấy: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “thuận tình ly hôn”
– Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “ly hôn theo yêu cầu của một bên” hay “ly hôn đơn phương”.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương, là khi ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng; thì chỉ khi người nộp đơn ly hôn chứng minh được; việc ly hôn là có căn cứ thỏa mãn các điều kiện:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích; yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Tòa án ra bản án ly hôn khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 56 nêu trên.
Thủ tục ly hôn đơn phương
Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên; ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn.
Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị như sau
- Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- CMND và hộ khẩu;
- Giấy khai sinh các con;
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương
– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự; có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải; và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
– Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn; người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục ly thân đơn phương”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin xác nhận độc thân; xin phép bay flycam ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; Tạm dừng công ty; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp
- Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu
- Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trong các quy định của pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về ly thân. Pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng ly thân, và trong thời gian “ly thân”, vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người.
Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.
Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.
Về mặt nhân thân: Ly thân không được pháp luật quy định, không được tòa án chấp thuận khi giải quyết đơn ky thân Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…
Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.