Thưa Luật sư, vợ chồng tôi yêu nhau và kết hôn với nhau được 7 năm tại Anh, chồng tôi là người Việt Nam. Tôi về Việt Nam năm 2020 vì mẹ tôi ốm nên để anh ấy ở bển vừa làm vừa chăm bé, bé năm nay được 6 tuổi có bà vú nuôi chăm. Tuy nhiên gần đây tôi có thông tin chồng tôi ngoại tình có ảnh từ bạn bè tôi gửi và tôi có mướn người theo dõi. Do đó tôi muốn làm đơn xin đơn phương ly hôn. Xin phép Luật sư cho tôi hỏi hiện nay pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thủ tục ly hôn đơn phương với người đang ở ngước ngoài . Hồ sơ để làm thủ tục ly hôn đó bao gồm những giấy tờ nào?. Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X quy định về “Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài” để hiểu và nắm rõ được những thông tin liên quan.
Căn cứ pháp lý
Áp dụng pháp luật nước nào để ly hôn với người đang ở nước ngoài?
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam; giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Tại Điều 217 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Luật cũng tôn trọng việc giải quyết ly hôn theo pháp luật của các nước khác trong trường hợp hai bên là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam thì giải quyết ly hôn ở nước nơi họ thường trú, và bất động sản của họ được giải quyết theo quy định tại nơi có bất động sản đó.
Giải quyết xung đột pháp luật về li hôn còn được đề cập trong các HĐTTTP (Hiệp định tương trợ tư pháp) mà Việt Nam kí với nước ngoài. Theo các hiệp định, vấn đề li hôn giữa công dân các nước kí kết được xác định theo nguyên tắc:
– Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết li hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng.
– Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn thì sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó ( Khoản 2 Điều 25 Hiệp định với Liên bang Nga, Khoản 1, 2 Điều 25 Hiệp định với Cu ba, Điều 33 Hiệp định với Hungari, Khoản 1, 2 Hiệp định với Bungari)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này”.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 năm thì “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”.
– Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.
Thẩm quyền chung: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung trong giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
Căn cứ tại khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án như sau:
– Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
– Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Thẩm quyền của Tòa án theo vùng lãnh thổ
– Trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
– Trường hợp đơn phương ly hôn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản về Tòa án giải quyết thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn các bên, nếu hai bên không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
Bước 1: Người khởi kiện ly hôn/yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn viết đơn khởi kiện ly hôn/Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và gửi bộ hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết, bao gồm:
- Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện, Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 2: Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí trong thời hạn 7-15 ngày.
Bước 3: Tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án
Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục giải quyết vụ việc tố tụng dân sự.
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
- Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính)
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
- Bản sao hộ khẩu thường trú của vợ và chồng
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Các giấy tờ chứng minh tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Mời bạn xem thêm
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể gồm những gì?
- Nghỉ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH không?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline dưới đây của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Việc ủy thác ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định
– Các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án, cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được
– Bất cập từ các quy định của pháp luật hiện hành…
Nhưng bạn yên tâm khi đến với Luật sư X chúng tôi sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn tiền án phí mà vợ hoặc chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục ở Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được xác định hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Toà án chỉ giải quyết quan hệ hôn nhân
Trường hợp này chỉ cần phải đóng Án phí ly hôn không có giá ngạch với mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Trường hợp 2: Toà án giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản, con chung
Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí được xác định theo giá trị tài sản như sau:
Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200.000 đồng.
Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn trong nước là 4-6 tháng. Đối với ly hôn đơn phương có yếu tố nước
ngoài, nếu cần thêm thời gian để uỷ thác tư pháp cho Toà án và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (nếu đương
sự ở nước ngoài, bất động sản ở nước ngoài) thì thời gian sẽ lâu hơn.
Có thể thấy là thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài rất phức tạp. Thời gian giải quyết lâu hơn rất nhiều
so với ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài (có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn), ngoài ra thì chi phí cũng cao
hơn nhiều.