Chào luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2018 và không có con chung vì lý do sức khỏe, cũng chính vì thế mà tình cảm vợ chồng của chúng tôi ngày càng rạn nứt. Dạo gần đây thấy chồng có những biểu hiện lạ nên tôi đã theo dõi và phát hiện chồng đang ngoại tình. Bức xúc vì bị phản bội nên tôi đã yêu cầu ly hôn do hôn nhân không còn được đảm bảo. Tuy nhiên thì chồng của tôi không đồng ý và chúng tôi đã có cuộc cãi vã lớn. Vậy thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào năm 2023? Xin được tư vấn.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Trường hợp được ly hôn đơn phương
Hiện nay ly hôn đơn phương đẫ không còn quá xa lạ trong đời sống xã hội, việc ly hôn đơn phương có thể xuất phát từ nhiều trường hợp khác nhau, có thể do yêu cầu của một bên cũng có thể do tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích nên yêu cầu ly hôn, một số trường hợp khác theo quy định cụ thể Luật sư X xin trình bày như sau:
TH1: Đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
TH2: Đơn phương ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
TH3: Đơn phương ly hôn trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Quy định về điều kiện đơn phương ly hôn
Việc yêu cầu đơn phương ly hôn là việc một bên yêu cầu chấm dứt quan hệ vợ chồng theo pháp luật, cũng chính vì thế mà việc đơn phương ly hôn có tính chất phức tạp hơn, mất thời gian giải quyết hơn so với trường hợp thuận tình ly hôn và cần phải đáp ứng về điều kiện đơn lương ly hôn. Vậy quy định về điều kiện đơn phương ly hôn năm 2023 như thế nào?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay pháp luật cho phép vợ, chồng được phép ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, việc ly hôn này sẽ phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ chứng minh một trong hai bên có hành vi, vi phạm nghiêm trọng chế độ vợ, chồng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Ly hôn đơn phương cần phải có những giấy tờ gì?
Để ly hôn đơn phương thì người có nhu cầu giải quyết ly hôn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định để thực hiện các thủ tục giải quyết ly hôn và sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì nộp tại tòa án cấp huyện nơi cư trú của người bị ly hôn hoặc gửi qua bưu điện để được giải quyết. Trong đó khi muốn ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn
- Bản sao công chứng căn cước công dân của người khởi kiện ly hôn.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
- Trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung thì phải có giấy tờ chứng minh về tài sản chung yêu cầu chia. Đơn cử như:
- Nếu yêu cầu chi tài sản chung là nhà đất thì phải có Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Trường hợp yêu cầu chi tài sản chung là ô tô, xe máy thì phải có Bản sao Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Nếu tài sản chung là số tiền trong tài khoản ngân hàng thì phải có sao kê của ngân hàng kèm theo…
- Trường hợp có yêu cầu chia nợ chung thì phải có giấy tờ liên quan đến các khoản nợ chung. Đơn cử như:
- Giấy vay tiền;
- Hợp đồng vay tiền;
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố…
Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương năm 2023
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn đơn phương thì để chấm dứt quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận cần phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo như Bộ luật tố tụng dân sự. Thông thường thủ tục ly hôn đơn phương sẽ mất nhiều thời gian giải quyết do tính phức tạp hơn thuận tình ly hôn, trong đó còn phải giải quyết các vấn đề về tài sản, con cái,…
Trình tự thủ tục ly hôn sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án
Đầu tiên, tiến hành nộp đơn xin ly hôn tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của các bên. Cụ thể:
- Đối với ly hôn thuận tình: Nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân quận huyện nơi vợ chồng có hộ khẩu thường trú (hoặc nơi có đăng ký cư trú – Có xác nhận của cơ quan công an nơi cư trú)
- Đối với ly hôn đơn phương: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại nơi bị đơn (Người không đồng ý ly hôn) có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký cư trú gần nhất (Căn cứ theo Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Bước 2: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ việc ly hôn và đóng án phí
Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa thông báo thụ lý và yêu cầu đóng án phí của việc ly hôn của hai vợ chồng. Kế tiếp sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
- Đối với ly hôn thuận tình: án phí chia đôi và một trong hai, hoặc cả hai vợ chồng cần thực hiện nghĩa vụ này.
- Đối với ly hôn đơn phương: người nộp đơn ly hôn đơn phương có nghĩa vụ đóng án phí.
Thông thường, việc thụ lý giải quyết sẽ được thực hiện trong khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày các bên nộp đầy đủ hồ sơ và đóng án phí.
Bước 3: Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải ly hôn
Trong thời hạn 15 làm việc, tòa án sẽ tiến hành gọi các bên ra tòa để tiến hành việc hòa giải công khai.
Trong đó, các bên sẽ tường trình lại sự việc theo hướng dẫn của thư ký tòa án, thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ giải thích cho các bên những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn, đồng thời khuyến nghị các bên nghiên cứu kỹ và quyết định có tiếp tục việc ly hôn hay không.
Nếu các bên hòa giải thành, thì có thể rút đơn ly hôn và tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc.
Nếu hòa giải không thành thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và tiến hành bước tiếp theo.
Bước 4: Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và một trong các bên không có thay đổi gì về việc ly hôn (giữ nguyên quan điểm sẽ ly hôn), tòa án nhân dân phải ra quyết định mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Quyết định chính thức ly hôn của tòa án nếu trong vòng 07 ngày: sau khi kết thúc phiên hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các bên.
- Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án
Thời hạn xét xử việc ly hôn:
Thời hạn để xét xử ly hôn kéo dài từ 04-06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc.
Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào năm 2023?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối với ly hôn đơn phương: Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
Trường hợp không có yếu tố nước ngoài: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28, Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Hoặc các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.
(Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú.
(Căn cứ tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
– Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
– Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị).
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.