Xin chào Luật sư X. Theo tôi được biết trước kia khi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP vẫn còn hiệu lục thì việc đăng ký giấy khai sinh cho trẻ bị muộn thì phụ huynh sẽ bị phạt hành chính. Nhưng vì quá bận rộn nên tôi đăng đăng ký khai sinh cho con tôi khá muộn. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP để xử phạt hành chính cũng như phạt nhắc nhở về những hành vi vi phạm có liên quan đến việc làm giấy khai sinh. Nên tôi không biết làm thủ tục làm giấy khai sinh có thay đổi khác mới trước kia không?
Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục làm giấy khai sinh muộn” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Giấy khai sinh là gì? Giá trị pháp lý của giấy khai sinh
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có nêu rõ về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:
“ 1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Như vậy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch vô cùng quan trọng, ghi nhận những thông tin cơ bản của một con người. Chính vì vậy, việc thiếu giấy khai sinh sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sau này của con trẻ.
Thủ tục đăng ký khai sinh muộn.
Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện theo các bước được quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau:
Chuẩn bị hồ sơ.
Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng sinh hoặc những giấy tờ khác như: Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh (nếu có người làm chứng) hoặc giấy cam đoan về việc sinh; biên bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền lập về việc trẻ bị bỏ rơi (trẻ em bị bỏ rơi), văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định (trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
– Tờ khai đăng ký khai sinh.
– Người đăng ký khai sinh xuất trình: một trong các loại giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương); giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
Nộp hồ sơ.
Người đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại: cơ quan có thẩm quyền tùy thuộc vào từng trường hợp như đã nêu ở mục 3.
Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
– Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Công chức tư pháp – hộ tịch trả lại hồ sơ và hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, cùng người đăng ký ký vào sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh => Cấp 01 bản chính, bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi đi đăng ký khai sinh.
– Thời hạn giải quyết: trong 01 ngày.
Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.
Ai có trách nhiệm đăng ký khai sinh?
Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trườnghợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động”.
Như vậy, thời hạn đăng ký khai sinh cho con là trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh con. Các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ đôn đốc việc đăng ký giấy khai sinh cho trẻ em trên địa bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hồ sơ pháp lý đầy đủ và toàn diện cho trẻ em, trong trường hợp quá hạn đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể đăng ký được. Tuy nhiên, việc làm này là không được khuyến khích và cần phải hạn chế đến mức tối đa.
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền
Nghị định hướng dẫn vè xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và tư pháp, cụ thể là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi chậm thực hiện đăng ký khai sinh được quy định cụ thể Điều 27 quy định về mức xử lý vi phạm đối với hành vi làm giấy khai sinh cho con muộn như sau: “Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định” . Như vậy, theo Nghị định này làm giấy khai sinh cho con muộn sẽ bị phạt cảnh cáo.
Nhưng hiện nay Nghị định Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 82/2020 quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh gồm có:
“Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, căn cứ theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì làm giấy khai sinh muộn cho trẻ sẽ không bị xử phạt.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con nuôi mới nhất 2022
- Không đăng ký kết hôn có được làm giấy khai sinh cho con không?
- Hướng dẫn thủ tục đổi tên giấy khai sinh nhanh chóng nhất
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục làm giấy khai sinh muộn” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Không ít những đứa trẻ được làm giấy khai sinh rồi thì người cha (mẹ) mới tiến hành nhận lại con. Do đó, nếu người cha (mẹ) này được nhận lại con thì họ hoàn toàn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung tên người cha (mẹ) vào giấy khai sinh của con. Tuy nhiên, trước khi được bổ sung vào giấy khai sinh của con; cha (mẹ) cần phải tiến hành làm thủ tục nhận cha mẹ con.
Căn cứ Mục 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật về hộ tịch và pháp luật có liên quan, pháp luật, tư pháp.
Trường hợp có sự thay đổi, cải chính về nhân thân so với bản sao có chứng thực đăng ký cư trú hoặc giấy đăng ký kết hôn thì việc thay đổi, cải chính phải được ghi vào Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu được xác nhận, thời hạn có thể được gia hạn trong vòng 3 ngày làm việc.
Theo đó, thời gian cải chính hộ tịch không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thay đổi và theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.