Người khuyết tật là những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Sức khỏe của họ không đảm bảo đủ để lao động, làm việc dẫn đến không đủ khả năng để tự lo liệu cho cuộc sống của mình. Họ là đối tượng yếu thế, rất cần nhận được sự quan tâm của những cá nhân khác trong xã hội. Chính vì thế, nhà nước sẽ có những chính sách, quy định về việc giúp đỡ nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có một cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh các chính sách bảo trợ xã hội, người khuyết tật còn được chăm sóc, cải thiện vấn đề sức khỏe, cụ thể sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế. Vậy thủ tục làm chế độ bảo hiểm cho người tàn tật như thế nào? Mức độ khuyết tật và chính sách cho người khuyết tật ra sao? Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật theo quy định hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Người khuyết tật là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về khái niệm người khuyết tật như sau:
Như vậy, người khuyết tật là người có khiếm khuyết về một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội so với những người có thể trạng và tinh thần bình thường khác.
Mức độ khuyết tật và chính sách cho người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Có 3 mức độ khuyết tật sau đây:
Căn cứ theo Điều 2, Luật Người khuyết tật ban hành ngày ngày 17/6/2010 thì người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà nước ta đã có rất nhiều các chính sách nhằm tạo điều kiện giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, có thể khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Trong số đó chính sách bảo hiểm y tế và chính sách trợ giúp xã hội mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người khuyết tật.
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Hiện nay, ngoài các chính sách bảo trợ xã hội các chính sách khi tham gia BHXH vẫn chưa thực sự có nhiều ưu đãi.
Chế độ bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật
Chế độ bảo hiểm xã hội là các chế độ đặc biệt được quy định dành riêng cho người lao động tham gia BHXH. Đối với người khuyết tật khi tham gia BHXH cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với người bình thường khác. Cụ thể:
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
- Chế độ ốm đau
- Chế độ thai sản
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
Tuy nhiên, do những đặc trưng về sức khỏe và khả năng lao động, khi hưởng một vài chế độ bảo hiểm xã hội người khuyết tật ở mức độ nặng ưu tiên hơn so với người lao động thông thường. Ví dụ có thể được về hưu sớm so với tuổi thông thường.
Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
Chế độ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật có những quy định đặc biệt. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của người khuyết tật sẽ phụ thuộc vào mức độ khuyết tật.
Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm y tế quy định người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
Tại Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ BHYT gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3, Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Đối với người khuyết tật nhẹ sẽ tham gia BHYT và hưởng các chế độ BHYT giống như những người bình thường. Cụ thể:
- Khi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 100% mức hưởng của loại thẻ BHYT.
- Trong trường hợp tự ý đi khám chữa bệnh không đúng tuyến mức hưởng là 40% chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và 100% tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến tỉnh.
Chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong đó có người khuyết tật. Cụ thể:
“Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, và Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp cho người khuyết tật hằng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Lưu ý: Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp.
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật là một trong những sách hữu ích hỗ trợ người lao động kém may mắn giúp họ có thể hòa nhập cộng đồng. Đồng thời những hỗ trợ này có ý nghĩa tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội.
Thủ tục làm chế độ bảo hiểm cho người tàn tật
- Cán bộ LĐTB&XH phường, xã nộp hồ sơ công dân tại Bộ phận “Một cửa” của UBND thành phố;
- Bộ phận “Một cửa” tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ Một cửa từ chối nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng qui định, cán bộ Một cửa tiếp nhận và bàn giao hồ sơ cho phòng Lao động thương binh &Xã hội ngay trong ngày sau mỗi buổi làm việc.
- Trong vòng 7 ngày làm việc, Phòng Lao động thương binh & Xã hội thụ lý, thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo UBND thành phố ra Quyết định;
- Trong vòng 03 ngày làm việc, lãnh đạo UBND thành phố kí Quyết định phê duyệt danh sách cấp thẻ và chuyển cho phòng Lao động TB&XH thành phố gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố in thẻ đồng thời thông báo cho Bộ phận Một cửa trả lời về kết quả giải quyết.
- Bộ phận Một cửa trả kết quả.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT có xác nhận của UBND cấp xã, phòng Lao động – TB&XH, lãnh đạo UBND thành phố (4 bản) theo mẫu quy định.
- Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
- Bản sao chứng minh nhân dân của đối tượng
- Văn bản đề nghị của UBND phường, xã
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm chế độ bảo hiểm cho người tàn tật“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề soạn thảo giấy ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
– Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
– Có điều kiện kinh tế;
– Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
– Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
– Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
– Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
– Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Căn cứ vào khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.”
Như vậy, người khuyết tật khi đi KCB vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng tuần, nếu bệnh viện nơi người khuyết tật đến khám có tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ; đã có thông báo bằng văn bản đến cơ quan BHXH thì bạn vẫn được sử dụng thẻ BHYT và được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.
Căn cứ vào khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.”
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.”
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 ĐIều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 cụ thể như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm”.
Như vậy, theo quy định trên, người khuyết tật khi đi KCB sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh nằm ngoài phạm vi được hưởng của BHYT thì người khuyết tật sẽ phải tự chi trả.