Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam. Do đó, không khó hiểu tại sao ở đây lại có nhiều cơ sở hạ tầng và con người đến vậy. Theo số liệu thống kê 01/4/2019 là 8.053.663 người đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc các vụ cháy thường xuyên xảy ra trong các khu chung cư cũng không khó để gặp. Vì vậy việc kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội cũng được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy thủ tục kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là gì?
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tùy vào từng trường hợp mà giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC sẽ do Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp hay do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC là một thủ tục tương đối phức tạp, vì vậy VNSI đưa ra bài viết này để hướng dẫn xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Điều 9a Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013. Quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các lĩnh vực:
– Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
– Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
Bên cạnh đó, điều kiện chung bao gồm:
– Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh.
– Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Điều kiện cụ thể đối với từng chủ thể kinh doanh được quy định cụ thể từ Điều 41 đến Điều 46 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Hồ sơ đề nghị cấp bao gồm:
– Đơn đề nghị (Mẫu)
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.
– Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở. Có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng. Hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.
– Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.
– Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Thẩm quyền cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Khoản 2 Điều 19 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định những chủ thể sau có thẩm quyền cấp như sau:
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: cấp cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh. Cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương. Và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.
Thủ tục theo quy định hiện hành kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 2. Kiểm tra điều kiện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (Mẫu số PC05 Thông tư 66/2014/TT-BCA).
Trường hợp cơ sở đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (Mẫu số PC22 Thông tu 66/2014/TT-BCA)
Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội
Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh
Có cơ sở vật chất , phương tiện, thiết bị và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
Điều kiện riêng đối với từng ngành nghề
STT | Ngành, nghề kinh doanh dịch vụ PCCC | Văn bằng, chứng chỉ của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở | Văn bằng, chứng chỉ của cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở | Điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh |
1 | Tư vấn thiết kế về PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | – Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về PCCC;– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế về PCCC. | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
2 | Tư vấn thẩm định về PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | – Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về PCCC;– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thẩm định về PCCC. | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
3 | Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | – Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC;– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC. | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
4 | Tư vấn giám sát về PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | – Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về PCCC;– Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì giám sát về PCCC. | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
5 | Thi công, lắp đặt hệ thống PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về PCCC | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
6 | Tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
7 | Sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
8 | Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC; hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
9 | Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC | Có văn bằng về PCCC hoặc chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC | Bảo đảm các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị thực hiện tư vấn thiết kế về PCCC (cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản) |
Hy vọng bài viết Thủ tục kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội sẽ giúp ích bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;.