Hòa Bình một vùng đất đa dân tộc, địa hình đối núi, nhiều thung lũng; thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng; nhiều doanh nghiệp được thành lập, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, doanh nghiệp đã đóng mã số thuế; nay có nhu cầu phục lại mã số thuế thuế phục vụ sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Hoà Bình được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tại sao nên khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Hoà Bình?
Doanh nghiệp chỉ được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động; từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp; thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
Bởi vậy, khi doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, chấm dứt hiệu lực của mã số thuế; mà muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế. Việc khôi phục mã số thuế nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước.
Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Hoà Bình
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Hoà Bình
Hồ sơ trong từng trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế sẽ có những khác biệt nhất định. Căn cứ Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC; quy định hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế trong từng trường hợp như sau:
- Trường hợp văn bản chấm dứt hiệu lực mã số thuế bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ
Trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định. Nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi; thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.
Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
+ Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Sau khi cơ quan thuế có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định; nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nhưng nay muốn khôi phục mã số thuế
Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
- Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; do chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; sáp nhập doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Sau đó có văn bản hủy Quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất; và cơ quan đăng ký kinh doanh chưa chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất; thì người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ khôi phục mã số thuế gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế.
+ Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.
- Trường hợp khôi phục mã số thuế theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước
Theo quyết định, thông báo, giấy tờ khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được khôi phục mã số thuế; thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Giao dịch thông báo khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
+ Quyết định của Tòa án hủy bỏ Quyết định tuyên bố cá nhân là đã chết; tuyên bố mất tích; hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP; doanh nghiệp khi khôi phục mã số thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu; hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; trước khi khôi phục mã số thuế. Trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế; hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế theo quy định sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ; thì thông báo về việc chấp nhận hồ sơ; và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế ;chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ; thì thông báo cho người nộp thuế chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Năm tính thuế được xác định theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; trường hợp năm tài chính khác năm dương lịch thì năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính.
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam; trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp hạch toán kế toán bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam; trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Cơ quan thuế thông báo mã số thuế cho người nộp thuế thay giấy chứng nhận đăng ký thuế trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho cá nhân và người phụ thuộc của cá nhân;
+ Cá nhân thực hiện đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế;
+ Tổ chức, cá nhân đăng ký thuế để khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
+ Cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc.