Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến. Tội lừa đảo là tội xâm phạm đến quyền sở hữu được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể. Hiện nay tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của tội phạm dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản cho họ để chiếm đoạt tài sản đó. Nếu bạn bị lừa dối chiếm đoạt tài sản thì phải làm như thế nào. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu Thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để đảm bảo quyền lợi của chính mình.
Căn cứ pháp lý
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm có 02 hành vi là: lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này đều có quan hệ mật thiết với nhau. Hành vi lừa dối được xem là điều kiện tiên quyết để hành vi chiếm đoạt xảy ra. Còn hành vi chiếm đoạt chính là kết quả, mục đích cuối cùng của hành vi lừa dối. Lừa dối là hành vi cố ý đưa ra các thông tin không đúng sự thật để người khác tin và giao tài sản.
Vậy nếu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần làm là gì? Hãy cùng Luật Sư X trả lời câu hỏi này ở phần tiếp.
Mức phạt lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong những trường hợp được pháp luật quy định.
2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm thuộc một trong những trường hợp sau:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ và thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên;
- Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở phần Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc về vấn đề làm thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu tiếp nhé.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27 BLHS năm 2015
Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.”
Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở phần tiếp theo.
Thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:
Bước 1: Làm đơn tố cáo, nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền. (Qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan)
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý thông tin
Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo;
Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo;
Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Trên đây là 6 bước cần thực hiện khi làm thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “ Thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm gồm:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Bạn có thể đến tố giác hoặc gửi đơn đến các cơ quan trên.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu VNĐ cho đến 50 triệu VNĐ dựa trên mức giá trị của tài sản bị chiếm đoạt.