Hiện nay, việc khởi kiện huỷ sổ đỏ (khởi kiện yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) xảy ra khá phổ biến. Khi chủ thể thuộc đối tượng có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện đúng quy định pháp luật về thủ tục cấp giấy sẽ được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ bị cơ quan có thẩm quyền huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy khi nào được khởi kiện huỷ sổ đỏ? Thủ tục khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nào có quyền khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Kiện hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu xảy ra khi thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khởi kiện hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục vụ án hành chính (khởi kiện hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì hai lý do sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại quyết định hành chính.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp. Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định cá biệt (quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể).
– Quyết định hành chính sẽ là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nếu quyết định đó trái pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 và Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2015, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước nếu quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có căn cứ cho rằng quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Trường hợp 2: Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự (Tòa hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật khi giải quyết vụ án dân sự).
Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định, trong đó có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”.
Như vậy, khi khởi kiện vụ án dân sự thì tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án hủy Giấy chứng nhận đã cấp nếu có căn cứ hoặc khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án thấy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật thì có quyền hủy quyết định đó.
Thủ tục khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2022
* Khởi kiện vụ án hành chính (yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện
– Chuẩn bị đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:
+ Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện theo Mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
+ Kèm theo đơn phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện bị xâm phạm.
– Xác định thẩm quyền
Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất vì:
+ UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành (theo khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013).
+ Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (theo khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015).
– Phương thức nộp đơn
Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.
+ Gửi qua dịch vụ bưu chính.
+ Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý
Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai, chứng từ cho Tòa án để ghi vào sổ thụ lý, trừ trường hợp được miễn.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015).
Bước 4: Xét xử
Bước 5: Thi hành án
* Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi giải quyết vụ án dân sự
Hồ sơ, thủ tục giải quyết tương tự như vụ án dân sự.
Có thể bạn quan tâm
- Có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Cá nhân có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đất đai?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, hay tim hiểu quy định về thủ tục thu hồi đất giải phóng mặt bằng…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý để giải quyết mối quan hệ về đất đai giữa các chủ thể và cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xây dựng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước như quyết định đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự của người sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho cơ quan nhà nước có thể phát hiện được các hành vi vi phạm của các chủ thể xâm phạm đến quyền hợp pháp của người sử dụng hoặc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn bộ lãnh thổ, kiểm soát được việc chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường và áp dụng chế tài đối với các chủ thể không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, giúp cho cá nhân, hộ gia đình yên tâm sử dụng, đầu tư kinh doanh trên mảnh đất của mình.
Lệ phí đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là: 100.000 đồng/01 giấy.
Lệ phí đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (không có quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là: 25.000 đồng/01 giấy.
Lệ phí đối với trường hợp có trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số hiệu hồ sơ địa chính là: 15.000 đồng/01 lầnâ
Như vậy hiện nay các loại giấy chứng nhận còn giá trị pháp lý sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Các loại giấy tờ chứng nhận khác.
Ngoài ra, căn cứ vào đối tượng được giao, còn có thể phân Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành các loại sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân (cá nhân ở đây có thể là một người hoặc nhiều người)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho doanh nghiệp, tổ chức.