Chào Luật sư, tôi và vợ tôi kế hôn được 5 năm. Cuộc sống hai vợ chồng tôi không được hạnh phúc. Cách đây hơn 1 năm trước hai chúng tôi đã ly thân và không sống cùng với nhau. Vì một số lý do nên chúng tôi chưa làm thủ tục ly hôn. Tôi đã có người khác và chúng tôi vừa đón nhận em bé. Luật sư cho tôi hỏi làm giấy khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.
Chào bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Có được đăng ký khai sinh cho con khi chưa ly hôn không?
Một trong những yếu tố quan trọng khi khai sinh cho con đó là xác định cha mẹ của con. Về mặt pháp lý, ngoài việc tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự thì việc xác định cha mẹ cho con còn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau về vấn đề này:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, pháp luật không hạn chế quyền đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn nhưng vấn đề này có thể gặp phải trở ngại do quy định xác định con của Luật Hôn nhân và gia đình.
Thủ tục khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn năm 2022
Tại thời điểm cháu bé được sinh ra hai vợ chồng bạn chưa ly hôn, nên cháu bé vẫn được xác định là con chung của hai vợ chồng bạn. Bất kể đã ly thân từ lâu và kết quả xét AND cho thấy cháu bé là con riêng của anh với người phị nữ khác .Hiện nay, việc khai sinh cho con riêng sẽ được tiến hành theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch 2014.
Sẽ có hai trường hợp đó là khai sinh không có tranh chấp và trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định cha mẹ con. Cụ thể như sau:
Trường hợp không có tranh chấp
Trường hợp không có tranh chấp được hiểu là trường hợp vợ hoặc chồng đã biết về việc con sinh ra là con riêng và đồng thuận khai sinh cho con theo cha mẹ ruột. Khi đó, thủ tục khai sinh cho con sẽ được tiến hành kết hợp với thủ tục nhận cha mẹ con.
Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định như sau về vấn đề này:
Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Từ điều luật trên có thể thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng làm văn bản xác nhận con riêng không phải là con ruột của mình. Văn bản này cần được chứng thực hoặc có ít nhất hai người làm chứng.
Bước 2: Vợ chồng cùng cha hoặc mẹ ruột của con cùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc khai sinh cho con. Khi đó, hai bên phải nộp các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (Giấy giám định quan hệ huyết thống hoặc văn bản cam đoan xác nhận về mối quan hệ cha, mẹ, con)
Đối với trường hợp này, thông thường cán bộ Tư pháp – hộ tịch sẽ kết hợp thủ tục nhận cha mẹ con. Ngoài ra nếu mà người mẹ không muốn ghi rõ thông tin thì có thể bỏ trống nội dung thông tin về người cha trong phần đăng ký khai sinh cho con, khi đó tiến hành thủ tục khai sinh cho con như bình thường
Trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con
Những trường hợp mà bên còn lại không biết rằng con không phải là con ruột của mình, trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc trường hợp không được biết về việc khai sinh của con riêng đều sẽ được xác định là khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con.
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng khởi kiện đến Tòa án yêu cầu để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ con. Khi đó bên có yêu cầu phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con phải là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác.
Bước 2: Tòa án dựa vào những chứng cứ do hai bên cung cấp đưa ra quyết định công nhận quan hệ cha, mẹ con.
Bước 3: Vợ hoặc chồng mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của con đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn năm 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Ly hôn rồi có xin giấy chứng nhận độc thân được không?
- Làm lại khai sinh cho con sau ly hôn có được không?
- Ông bà có đi khai sinh cho cháu được không theo QĐ?
Câu hỏi thường gặp
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 năm 2001, chung sống như vợ chồng được hiểu là người có vợ hoặc có chồng sống với người khác và có các minh chứng:
– Chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng sinh hoạt như một gia đình.
– Có con chung.
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nếu đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận con, do đó, người chồng có quyền nhận con riêng người phụ nữ khác mà không cần phải có sự đồng ý của người vợ. Chính vì vậy, người vợ đương nhiên không có quyền ngăn cản không cho đứa bé mang họ của người chồng vì việc con mang họ cha hay mang theo họ mẹ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người chồng và người phụ nữ kia, người vợ không có quyền quyết định trong trường hợp này.
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”