Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của các nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho một người nào đó sau khi chết. Thông thường người được nhận tài sản này sẽ là con cái, vợ, bố, mẹ. Vậy làm thế nào để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay?. Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc thông qua tình huống sau.
Bố mẹ tôi có mua một căn nhà lớn từ trước năm 2000. Gia đình nhà tôi có 5 người, tôi là con út. Cha tôi mất năm 2019 mẹ tôi mất 2020 và không có để lại di chúc. Sổ đỏ được cấp từ năm 2007 đứng tên bố mẹ tôi. Hiện tại 3 anh chị em tôi vẫn sống tại ngôi nhà này. Do không hợp nhau nên chúng tôi muốn được làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất đối với căn nhà. Thừa luật sư chúng tôi cần tiến hàng thủ tục ở đâu và chuẩn bị những hồ sơ gì?. Rất mong quý luật sư có thế hỗ trợ giải đáp cho chúng tôi.(Câu hỏi của anh A)
Luật sư trả lời
Cảm ơn anh A đã gửi câu hỏi tới Luật sư X chúng tôi. Với trường hợp của anh cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đó thực hiện sang tên quyền sở hữu tại cơ quan đăng ký nhà đất. Hồ sơ và trình tự thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế.
Gia đình bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sở hữu nhà tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bản nơi có bất động sản.
Dựa vào thông tin bạn cung cấp “gia đình có 3 anh chị em, bố mẹ đều đã qua đời” . Và căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì những người được thừa kế bao gồm bạn và 2 người anh chị em còn lại.
Cần chuẩn bị những gì cho hồ sơ thừa kế?
Bạn cần chuẩn bị nhưng hồ sơ sau:
-Phiếu yều cầu công chứng theo mẫu
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
-Giấy chứng tử của mẹ bạn
-Giấy tờ tùy thân của các thừa kế
-Những giấy tờ khác (ví dụ như: giấy khai sinh, giấy kết hôn,..)
Thứ tự khai nhận di sản thừa kế như thế nào?
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế (Điều 49 Luật công chứng). Hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Theo điều 50 Luật công chứng).
Thực hiện xong bước công chứng văn bản thừa kế, Người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
Bước 2: Đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở như thế nào?
Văn phòng có thẩm quyền giải quyết là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có bất động sản (diện tích mặt đất căn nhà) khai nhận.
Bạn cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
-Giấy chứng tử của bố mẹ bạn
-Giất tờ tùy thân của các thừa kế
-Những giấy tờ khác của các hàng thừa kế
Trình tự thực hiện như sau:
Nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ xem xét kĩ. Làm trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đấ sẽ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu mới.
Cần lưu ý
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị đầy đủ kĩ lưỡng. Đính kèm giấy khai sinh của con để chứng minh mối quan hệ huyết thống. Hồ sơ ghi ngày tháng năm sinh phải trùng với các giấy tờ khác. Nếu bị khác cần đi đính chính lại tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: “Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay.“
Thời gian thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế lâu hơn so với quy định của pháp luật do có nhiều yếu tố pháp lý hành chính phát sinh. Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư X. Tổng đài tư vấn: 0833.102.102 để được tư vấn trước. Tránh việc khi thực hiện thủ tục phát sinh thủ tục gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục.
Xem thêm:
- Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế
- Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định
- Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
Một số câu hỏi khác có liên quan:
Câu hỏi số 1:
Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi). Ngoài ra người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?
Luật sư X trả lời:
Căn cứ điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó nếu cha mất thì vợ vẫn được hưởng. Còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì trong di chúc cha không cho.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Thì con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia tài sản của người cha để lại.
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Câu hỏi số 2:
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Luật sư X trả lời:
Theo câu hỏi của bạn đưa ra thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu đồng.
Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.
Ông A để lại cho bà B 100 triệu.
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.
Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.
Câu hỏi số 3:
Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Luật sư X trả lời:
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
Trường hợp 1.
C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế. Không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu. Phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2.
C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.
Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).
D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3.
A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo Điều 619 BLDS 2015).
Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo Điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.