Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân và được pháp luật công nhận quan hệ này. Pháp luật không cấm việc kết hôn với người khác đạo, miễn là việc kết hôn đó không trái với các nguyên tắc pháp luật đặt ra. Do đó, khi kết hôn với người công giáo, ngoài nghi thức trong đạo công giáo phải tuân theo thì nam, nữ cần phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định. Vậy theo quy định, Thủ tục kết hôn với người công giáo như thế nào? Điều kiện để được kết hôn với người công giáo là gì? Nghi thức kết hôn với người công giáo được tiến hành ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Công giáo là gì?
Đạo công giáo là tổ chức tôn giáo đem Phúc âm hay tin vui của chúa Giêsu Kitô đến cho mọi người. Thiên chúa biến đổi mọi người theo Phúc âm hóa để sẻ chia hạnh phúc, tình yêu thương.
Những người theo đạo công giáo sẽ lấy đạo lý, sức mạnh và sức sống của mình từ Thiên Chúa, từ Thánh Truyền và từ Sách Thành. Ai có niềm tin vào Thiên Chúa sẽ được người che chở sống yêu thương, mang lại tin vui phước lành, cứu vớt những tâm hồn tội lỗi.
Chúa Giê su đến trần gian để mang lại niềm vui, bình an cho mọi người. Dù loài người không phục Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa muốn cứu họ khỏi tội lỗi. Đồng thời Đức Giêsu Kitô còn thiết lập Giáo hội Công giáo để sau khi Người hoàn tất việc cứu chuộc rồi về trời, giáo hội này sẽ nối tiếp công việc của Người ở trần gian, loan báo Phúc âm của Người cho mọi người, quy tụ họ vào giáo hội để họ lại có thể chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa.
Điều kiện để được kết hôn với người công giáo
Kết hôn với người Công giáo được hiểu việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình khi đáp ứng điều kiện kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định. Đặc biệt nam, nữ ở đây có thể đều là người Công giáo hoặc một trong hai người nam nữ theo đạo Công giáo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể:
(1) Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;
(2) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
(3) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
(4) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người công giáo gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
Trường hợp không có yếu tố nước ngoài
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
(2) Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
(3) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và theo quy định thì những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
(4) Trường hợp trước đó đã từng kết hôn và ly hôn thì quý bạn đọc cần xuất trình Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Trường hợp có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ quý bạn đọc cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
(2) Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, bản sao chứng thực;
(3) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Tính đến thời điểm hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn thì người nước ngoài này trước đó không có vợ/có chồng. Trong trường hợp, quốc gia đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
(4) Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, chứng nhận có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận.
Thủ tục kết hôn với người công giáo như thế nào?
Nam, nữ đáp ứng điều kiện đã nêu tại mục 2 nêu trên thì hai bên nam nữ tiến hành thủ tục kết hôn người Công giáo sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình, cụ thể quý bạn đọc cần thực hiện các thủ tục sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối với trường hợp kết hôn trong nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu tại Bước 1. Quý bạn đọc đến đăng ký kết hôn tại Việt Nam cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ để đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, nơi thực hiện đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ là Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Đối với trường hợp kết hôn trong nước: Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần ra thông báo và nêu rõ lý do về việc yêu cầu hai bên nam, nữ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ,…
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần ra thông báo và nêu rõ lý do về việc yêu cầu hai bên nam, nữ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ,…
Bước 4: Trả kết quả
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, sau khi cán bộ tư pháp kiểm tra, trường hợp hồ sơ hợp lệ và xét thấy hai bên nam nữ đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật định thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Cán bộ tư pháp tiến hành ghi nhận việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, sau đó hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sau đó cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký. Sau 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Trong trường hợp, hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
Nghi thức kết hôn với người công giáo
Phép tích mà người vợ, chồng theo đạo công giáo cần trải qua
Khi muốn kết hôn với người Công giáo, quý bạn đọc cần biết rằng một trong hai bên nam, nữ là người Công giáo đã trải qua bốn phép bí tích: Rửa tộι, giải tộι, thêm sức, thánh thể.
Khi mới chào đời, một trong hai bên nam nữ đã được cha mẹ đưa lên nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội, kể từ thời điểm này chính thức trở thành người Kitô hữu.
Một trong hai bên nam nữ là người Công giáo song song với việc học văn hóa tại trường, thì người này đã học xong các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích thánh thể, bí tích giải tội. Đồng thời, người này đã học xong các lớp lãnh nhận bí tích thêm sức, lớp giáo lý thêm sức. Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, thời gian hoàn thành các bí tích này cũng mất ít nhất cũng từ 6 đến 7 năm.
Trường hợp, bạn là người Công giáo hoặc 2 bên nam nữ là người Công giáo có mong muốn tổ chức đám cưới trong nhà thờ, thì quý bạn đọc phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người theo đạo Công giáo để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người đó đã nhận, tuy nhiên thời gian giải quyết có thể giải quyết.
Học giáo lý tân tòng và hôn nhân
Khi một trong hai bên nam, nữ không phải theo đạo Công giáo mà có mong muốn theo đạo thì quý bạn đọc hoàn toàn có quyền lựa chọn giáo xứ phù hợp để xin theo học giáo lý tân tòng, thời gian học có thể kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng tùy giáo xứ và chương trình học. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, bạn có thể hoàn thành chương trình trong bốn tháng.
Theo đó, khi học lớp giáo lý tân tòng giúp học viên hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin toàn vẹn, quý bạn đọc cần phải học thuộc lòng một số bài kinh cần thiết theo yêu cầu của chương trình.
Chuẩn bị bước vào thánh đường khi kết hôn với người công giáo
Trước khi lấy chồng hay lấy vợ đạo Công giáo thì các thông tin hai bên nam, nữ chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp, mục đích nhằm xác định khi ai có thấy sự ngăn trở nào thì buộc phải trình nơi cha xứ. Khi đó, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.
Nghi thức cưới thiêng liêng khi kết hôn với người Công giáo là bí tích hôn phối. Khi đứng trước Chúa, hai bên nam, nữ phải thề hứa chăm sóc nhau, thề hứa chung thủy bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban. Đăng ký Hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được cả. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký Hôn phối.
Trình diện: ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý Hồ sơ Hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay: anh chị, chú bác, cô dì…
Cha xứ và đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới (phối hợp giữa ngày lễ cưới và ngày tiệc cưới).
Cha xứ lập Tờ rao Hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia (sau 3 lần rao, đến xin kết quả đem về), dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao (khu xóm có thể biết tình trạng để trình báo). Nơi đâu đôi bạn cư ngụ quá 6 tháng (lúc đó: nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi) thì phải gửi đến Tờ rao Hôn phối.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục kết hôn với người công giáo”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an như sau:
Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Tin lành, Cơ đốc;
Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch);
Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
Như vậy, lý do công an không được lấy vợ, chồng đạo thiên chúa là do đặc thù ngành, yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn.
Có thể hiểu rằng, Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Thiên Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi.
Khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp Cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo Đạo Thiên Chúa rồi mới cho cưới.
Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên Chúa là Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo Thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như là một phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.