Chào Luật sư X, tôi hiện đang thường trú tại Thành phố Nha Trang, năm 2018 có xây dựng một căn hộ cao 7 tầng lầu trong trung tâm thành phố nhưng không làm thủ tục hay xin phép cơ quan có thẩm quyền mà tự ý xây. Nay có người đến thẩm tra và thông báo nếu tôi không làm thủ tục hợp thức hóa nhà ở thì bắt buộc phải tháo bỏ công trình theo quy định vì đây là công trình trái phép. Sau khi nghe thì tôi rất lo lắng, không phải tôi cố phạm luật mà do nghĩa rằng xây nhà ở thì không cần phải xin phép. Vậy thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép năm 2023 ra sao, xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020
Quy định pháp luật về công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“Điều 89.Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
…
- Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Như vậy, các trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xâydựng 2014 thì không cần giấy phép vẫn được xây nhà, các trường hợp không được quy định tại khoản 2 này thì bắt buộc phải có giấy phép xây dựng.
Xây nhà khi không có giấy phép xây dựng có bị xử phạt vi phạm không?
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Hồ sơ hợp thức hóa nhà xây không phép, trái phép
Để hợp thức hóa công trình nhà ở xây dựng không phép, trái phép bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Trong đó, cần xác định rõ người vi phạm thuộc trường hợp xây dựng nhà trái phép hay không phép để chuẩn bị các giấy tờ phù hợp. Người vi phạm để được hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 và khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây không phép, trái phép
- Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây không phép
Người vi phạm chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai như Sổ đỏ, Sổ hồng,…
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng.
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện.
- Trường hợp nhà ở có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.
- Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.
Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây không phép
Người vi phạm chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã cấp.
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện.
- Đối với nhà ở có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
- Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính (biên lai, chứng từ nộp phạt).
Thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép năm 2023
Hiện nay vẫn còn nhiều công trình xây dựng nhà ở xây dựng trái phép hoặc không xin phép theo quy định vì thế cần phải làm thủ tục hợp thức hóa. Thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép gồm 02 thủ tục riêng, đó là thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh và thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng điều chỉnh, cụ thể:
- Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người vi phạm hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm phải xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày người có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm chỉ được xây dựng tiếp nếu biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.
- Trường hợp hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, người có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp; nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.
Như vậy, ngay cả khi được cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh và xuất trình đúng thời hạn thì vẫn bị phá dỡ công trình, phần công trình nếu không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khoản 4 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
“4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
…”.
Điều đó đồng nghĩa với việc không phải được cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh thì sẽ được xây dựng tiếp, chỉ được xây dựng tiếp nếu hiện trạng nhà ở đó phù hợp với giấy phép xây dựng.
Căn cứ khoản 16 Điều 16 và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà ở xây không phép, trái phép để được hợp thức hóa phải có đủ điều kiện.
* Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây không phép
– Đang thi công xây dựng.
– Đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng.
* Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép
– Đang thi công xây dựng.
– Thuộc một trong các trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở.
Tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp như sau:
“Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”